RussiCat

CÁCH ĐỠ ĐẺ CHO CHÓ

Cách đỡ đẻ cho chó

Loài chó theo bản năng thường có thể tự sinh con. Tuy nhiên đôi khi chúng cũng cần được con người giúp đỡ để việc sinh nở được diễn ra thuận lợi. Hiểu tình hình sức khỏe của bé cún và có những biện pháp phù hợp can thiệp thì chắc chắn cả chó mẹ và đàn con của bạn sẽ được an toàn hơn. Hãy cùng Russicat tìm hiểu về cách đỡ đẻ cho chó sau dưới nhé. 

1. Vì sao nên đỡ đẻ cho chó?

Các giống chó thường mang thai từ 60 (± 3 ngày) và ít khi gặp các vấn đề khó sinh do chúng là loài đa thai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình sinh nở do chó mẹ dị tật đường sinh dục, kích cỡ khung xương chậu nhỏ, thai chó con quá to, chửa quá nhiều con nên tử cung không đàn hồi, chó mẹ quá mất sức, chó phối không cùng giống nên thai quá to so với mẹ hay những chú chó có đầu quá lớn so với cơ thể như chó Bull, chó Pug, chó chihuahua… Các trường hợp sau sẽ được coi là khó đẻ:

  • Rặn mạnh mà không sinh được chó con trong khoảng từ 30 – 60 phút.
  • Khoảng cách sinh giữa 2 bé cún từ 4 – 6 giờ trở lên
  • Dừng sinh trong 24 giờ, thân nhiệt giảm dưới 37,2 độ C.
  • Kêu la nhiều, liếm âm hộ quá nhiều
  • Thời gian mang thai hơn 70 ngày kể từ ngày lên giống đầu tiên hoặc hơn

Do đó, tốt hơn hết là bạn cần chú ý giúp chúng trong quá trình sinh nở để đảm bảo sinh ra được những bé chó con khỏe mạnh. Điều này cũng rất quan trọng khi bạn nuôi chó sinh sản. Chó mẹ mãi chưa sinh được con mà chó con ở quá lâu trong bụng mẹ dễ dẫn đến ngạt thở. Thai chết lưu có thể khiến chó mẹ nhiễm trùng dẫn đến chết cả chó mẹ và con.

Chính vì vậy, bạn cần giúp các bé đỡ đẻ và cần có sự can thiệp của cơ sở thú y khi cần thiết.

2. Nhận biết chó sắp sinh

Chó sắp sinh có triệu chứng như đái rắt, bỏ ăn, thỉnh thoảng nôn. Chó mẹ thở nhiều, nhìn có vẻ đờ đẫn, căng thẳng, chảy nước mắt và thở bằng mồm; thân nhiệt xuống đến 37 độ C. Chó sắp đẻ sẽ có sữa trước sinh (từ 3 – 4 ngày), tuy nhiên, cũng có trường hợp sinh xong mới có sữa. Thai nhi động phía ngoài, chó mẹ ăn ít, tiểu nhiều hơn.

Gần lúc sinh từ 2 – 4 tiếng, chó mẹ bỏ ăn, khó đi đại tiện, đái rắt, kêu rít, có tiếng cào chân. Lúc này, bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết, ổ đẻ để nơi thoáng mát cho bé cún nằm.

Nên để các bé đẻ tự nhiên, bạn chỉ cần quan sát nếu có vấn để phát sinh sẽ xử lý sau. Không ép chó mẹ ăn nhiều trước sinh. Nếu có dấ hiệ nghi khó đẻ, sau 4 – 6 tiếng không đẻ, không có cơn rặn thì bạn cần đưa bé đến cơ sở thú y ngay.

3. Chuẩn bị những gì trước khi đỡ đẻ cho chó

Cách đỡ đẻ cho chó
Cách đỡ đẻ cho chó

3.1. Cần dự kiến ngày sinh

Bạn cần biết trước thời gian cún mang thai, ngày dự sinh để căn cứ chuẩn bị đỡ đẻ cho chó. Siêu âm bụng cho chó để biết số lượng chó con. Đa phần số lượng thai ít thì thời gian mang bầu sẽ càng dài. Thai từ 55 ngày trở lên là bé cún nhỏ sẽ sống được. 

3.2. Chú ý tư thế ra của chó con

Ở chó cũng có ngôi thai ngược. Ngôi thai ngược ở chó không phụ thuộc vào việc đầu hay đuôi ra trước mà là tư thế thai. Các trường hợp sau sẽ được coi là ngôi thai ngược:

  • Ra 1 hoặc 2 chi trước nhưng chưa ra đầu
  • Đầu ra nhưng 2 chi trước chưa ra hoặc mới ra 1 chi trước
  • Đuôi ra trước nhưng chân sau không ra

Do đó, nếu muốn kéo thai ra thì cần phải có cả đầu và hai chân trước; đuôi và hai chân sau cùng đã ra. Chó mẹ ăn nhau thai cũng là điều tự nhiên nhưng chỉ nên cho ăn 1 – 2 nhau thai để tránh chó mẹ bị đầy bụng, khó tiêu.

3.3. Báo bác sĩ thú y trước khi chó bắt đầu sinh con. 

Để sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất, bạn nên báo bác sĩ để có sự chuẩn bị trước. Trong vòng 24 giờ sau sinh thì cả chó mẹ và chó con cũng nên được kiểm tra sức khỏe dù chúng có biểu hiện khỏe mạnh.

3.4. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ

Bạn cần chuẩn bị ổ lớn hoặc nệm nằm ấm dành cho chó mẹ. Đặt ổ nằm trong góc sạch sẽ, ấm áp, yên tĩnh, tránh gió lùa. Có thể lót trong ổ vải, giấy thấm nhưng không nên lót quá nhiều sẽ khiến chó con bị mắc kẹt. Bạn có thể đóng khay nằm cho các bé với độ cao tối đa 20cm, nhiệt độ ổn định tầm 26 – 27°C, độ ẩm < 80%. Nên đặt nhiệt kế, ẩm kế để đo nhiệt độ, độ ẩm nơi nằm cho các bé tránh đặt máy sưởi quá nóng.

Chuẩn bị dụng cụ như khăn sạch, kéo, chỉ, thuốc sát trùng, chậu rửa, giấy báo cũ, bông y tế, mùa đông sẽ cần có thêm đèn sưởi, chăn…

Nếu không có kinh nghiệm đỡ đẻ, bạn nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ thú y.

3.5. Làm gì trước khi đỡ đẻ

Thời gian trước khi chó đẻ khoảng 24 giờ thì chó có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng mềm hơn; có xuất hiện sữa màu trắng, đi đại tiện và tiểu tiện nhiều hơn. Có thể nôn thức ăn do đã ăn no.

Từ trước 12 đến 2 giờ khi sinh, bạn cần kiểm tra thân nhiệt cho bé (tại trực tràng), nhiệt độ hạ thấp từ 36.7- 37.5°C, cơ thể run rẩy, chó đi lại nhiều, bồn chồn, cào bới tìm ổ đẻ hay chui rúc một chỗ, âm hộ sưng, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.

4. Đỡ đẻ cho chó

Cách đỡ đẻ cho chó
Cách đỡ đẻ cho chó

4.1. Các bước đỡ đẻ cho chó

Nếu tình hình chó vẫn khỏe mạnh và không mắc các vấn đề trên thì bạn nên để chúng tự đẻ, chỉ hỗ trợ khi cần thiết. Bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Vuốt bụng cho chó khi chúng bắt đầu đẻ

Khi chúng sắp đẻ sẽ lòi ra bọc màng ối tại vùng kín, bạn nên dùng tay đỡ nhẹ, tay kia vuốt bụng cho chó theo chiều từ trên xuống. Bé cún rặn đẻ khó thì bạn có thể dùng tay kéo nhẹ ra và dùng khăn lau sạch ối trên mặt để chúng không bị ngạt thở. Ghi nhớ khi chó đẻ thuận đẻ ngược như trên.

Bước 2: Dùng ống bơm nhỏ hút nước ối và cắt dây rốn cho chó con

Bạn có thể hút nước ối trong miệng chó con bằng ống bơm nhỏ hoặc cầm bé cún trên tay vẩy nhẹ để nước ối tự văng ra. Sau đó, bạn cần cắt dây rốn cho bé cún, hãy cắt cách da bụng từ 1cm và sát trùng.

Bước 3: Vệ sinh cho chó con

Nếu chó mẹ tiếp tục đẻ thì hãy lặp lại các bước trên, sau khi sinh xong, vệ sinh lau khô cho chó con. Cho chó mẹ nghỉ ngơi có thể uống nước muối loãng hay sữa.

4.2. Chú ý khi đỡ đẻ cho chó 

– Bạn cần đảm bảo rằng mỗi con chó con đều có bánh nhau. Chó mẹ sẽ đẩy bánh nhau ra ngoài sau khi sinh chó con khoảng 15 phút hoặc sinh hai bé rồi mới đẩy ra. Nếu không đủ nhau thì bạn cần liên hệ bác sĩ thú y ngay.

– Chó chó mẹ đi khám nếu nó run rẩy dù chúng có thể thở hổn hển. Run rẩy trong vài giờ sau sinh thì có thể là biến chứng hoặc sốt sữa.

– Nhờ sự trợ giúp nếu cơn co thắt kéo dài hơn 30 phút. Vì có thể bé cần được mổ gấp do bị kẹt.

5. Nhận biết chó đang sinh

– Dựa trên chẩn đoán về việc bé có bao nhiêu con. Bạn chỉ cần đợi và đếm số con nếu chưa đủ thì có thể bé vẫn còn sinh nữa.

– Dựa trên sự bồn chồn cho thấy bé chó tiếp tục sinh con. Chúng thở hổn hển, rên rỉ, thay đổi tư thế nhiều

– Quan sát những cơn co thắt, chó sẽ run hoặc căng thẳng, bạn có thể thấy chuyển động như sóng gần chân sau của chó.

– Chó có thể nghỉ giải lao trong quá trình sinh tới 2 giờ. Thời gian sinh nở của các bé kéo dài từ 3 – 6 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài đến 20 giờ.

6. Nhận biết chó đã sinh xong

– Xem xét cơn co thắt đã hết hay chưa, xác định đủ số lượng như siêu âm là đã sinh đủ rồi.

– Dấu hiệu chó bình tĩnh trở lại. Nếu chúng không còn rên rỉ, kêu, thở hổn hển thì có thể là chúng đã sinh xong.

– Theo dõi thêm chúng trong ít nhất 2 giờ để đảm bảo rằng chúng không nghỉ giải lao. Nếu vẫn còn bé trong bụng mà sau 2 giờ không sinh tiếp thì bạn cần liên hệ bác sĩ thú y ngay. Chú chó sẽ bình tĩnh sau khi sinh xong.

7. Chăm sóc chó mẹ sau sinh

Cách đỡ đẻ cho chó
Cách đỡ đẻ cho chó

Chó mẹ sau sinh khá yếu do bị mất sức. Do đó, bạn cần cho chó mẹ ăn thức ăn chất lượng cao, có hàm lượng protein, canxi cao như thịt lợn, trứng, rau củ…Cho chó mẹ uống nước ấm, sữa ấm để giữ ấm. Cần đảm bảo dinh dưỡng cho chó mẹ ít nhất đến khi chó con được 4 tuần tuổi. Lượng thức ăn của chó mẹ có thể gấp 4 lần so với bình thường. Cố gắng tạo không gian riêng tư cho bé cún nhé. 

Cách đỡ đẻ cho chó là bài viết Russicat tổng hợp được từ nhiều nguồn khác nhau, hãy thử tham khảo xem có phù hợp với bản thân bạn không nhé.

 

Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map