Có thể vì một vài lý do nào đó khiến chú chó của bạn nôn mửa. Vậy khi đó bạn nên chăm sóc chúng như thế nào? Hãy chú ý để sớm phát hiện ra những dấu hiệu nghiêm trọng. Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc vì sao chó nôn mửa và cách chăm sóc nhé.
1. Chăm sóc chó sau khi nôn
1.1. Giữ ấm và giúp cho chó thoải mái hơn
Chú chó sau khi nôn, bạn nên vỗ về chúng; cho chúng nằm xuống nghỉ ngơi. Nếu bé có vẻ lạnh, run rẩy, bạn nên đắp chăn cho chúng. Điều này giúp chúng cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể để chúng nằm lên sàn nhà thật thoải mái để chúng không cố gượng dậy hay đi lại.
1.2. Vệ sinh lông chúng khi bị bẩn
Bộ lông của chúng có thể bị bẩn khi nôn ra. Bạn chỉ nên lau sạch lông khi chó nghỉ ngơi và ngừng lau nếu chúng tỏ vẻ khó chịu. Bạn có thể đặt đệm lót dành cho chó con hay khăn cũ dưới cằm và xung quanh cho chó. Nếu bé cún có nôn ra thêm cũng không làm ướt thêm sàn; làm như vậy cũng khiến chúng cảm thấy yên tâm hơn.
1.3. Tiếp tục quan sát vì dấu hiệu nôn có thể trầm trong hơn
Bạn nên quan sát chúng ngay từ chúng nôn cho đến lần tiếp theo. Tình trạng nôn mửa liên tục cần được cấp cứu. Nếu bé nôn khan, nôn phát ra âm thanh như đang bị mắc kẹt trong họng; tư thế gồng cứng hay đi loanh quanh quá nhiều thì đây là những biểu hiện cho thấy bé có thể nôn lại lần nữa.
1.4. Kiểm tra bé cún có dấu hiệu sốc không
Khi bé cún nôn, bạn nên kiểm tra xem bé có dấu hiệu sốc không. Những dấu hiệu này như: da và nướu nhợt nhạt, ngã quỵ, suy nhược, đứng dậy, đi lại khó khăn; có hành vi bất thường; chán nản; các động tác khó khăn. Lúc này, nếu bé có một trong các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
1.5. Cho chó ăn uống phù hợp
1.5.1. Tránh cho chó ăn trong vong 12 tiếng
Nôn mửa gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến cho chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay sau đó. Do đó, dạ dày cần được nghỉ ngơi. Lúc này cũng là lúc thích hợp để bạn kiểm tra bãi nôn xác định nguyên nhân gây bệnh. Dù cho chúng có đói, bạn cũng không nên cho chúng ăn. Bạn không nên cho chó con và chó nhỏ nhịn ăn quá 12 tiếng. Nếu các bé đang bị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
1.5.2. Cho chó uống nước đều đặn
Cứ cách 1 tiếng, bạn nên cho chúng uống lượng nước với mức đo theo số cân nặng, 1 thìa cà phê nước/0,5kg trọng lượng của chó. Bạn nên áp dụng cách này cho đến khi chó tự uống nước được bình thường. Uống quá nhiều nước sau nôn cũng khiến chúng nôn tiếp; còn nếu thiếu nước dễ dẫn đến việc chúng bị mất nước. Bạn nên mua các thức uống bù điện giải
1.5.3. Cho chó ăn trở lại sau 12 tiếng
Bạn nên cho chúng ăn 2- 3 thìa cà phê thức ăn dễ tiêu, ít béo như thịt nạc, thịt gà. Ngoài ra, bổ sung thêm cơm, khoai tây, phô mai cho cún ăn. Nếu chó không nôn mửa, cách 1 – 2 tiếng, bạn cho chúng ăn 1 lần. Nếu chúng nôn trở lại, hãy đưa bé đi khám. Những ngày đầu, bạn nên cho chó ăn nhạt, sau đó tăng dần theo khẩu vị của bé cún.
2. Nhận biết các tình huống khẩn cấp
2.1. Bụng chú chó chướng lên
Khi bé nôn liên tục và chướng bụng; việc chướng bụng này có thể đe dọa đến tính mạng của bé cún. Biểu hiện của chướng bụng là cố gắng nôn nhưng không được, chảy nhiều nước dãi vì chúng không nuốt được nước dãi. Bé cún sẽ cần được đi cấp cứu vì sau vài tiếng không can thiệp, bé có thể tử vong.
2.2. Ngăn tình trạng mất nước ở chó
Khi nôn mửa, bé cún sẽ không uống nước. Chó nôn ra chất lỏng khiến chúng dễ mất nước. Bạn nên cho chúng uống hỗn hợp nước điện giải. Cách vài tiếng cho uống một lần. Sau đó bạn nên đưa chúng đi khám thú y. Nếu tính trạng mất nước không được cải thiện, bạn hãy đưa chúng đi khám thú y. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu sau, hãy đưa chúng đi khám ngay: thở hổn hển liên tục; khô miệng, mũi, nướu; mắt khô hay trũng lại; mệt mỏi rõ rệt; da không đàn hồi; đi đứng không vững; yếu chân sau.
3. Xác định nguyên nhân để xem xét đưa bé đi khám
3.1. Do nguyên nhân đơn giản
Bé chó nôn mửa có thể do đào bới rác, bạn có thể để chúng ở nhà để chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau hãy đưa bé đi khám ngay: nôn khan; nôn 1 – 2 lần và chậm chạp, yếu ớt; nôn mửa hơn 4 tiếng hay không thể uống nước; nôn ra máu do lở loét trong dạ dày.
3.2. Tránh nhầm lẫn giữa nôn và ợ
Chó có thể ợ và đẩy thức ăn không tiêu hóa được ra ngoài. Ợ thường là dấu hiệu bệnh thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa ở giai đoạn đầu. Như chó ăn quá nhiều và quá nhanh, thức ăn chó ợ ra thường chưa được tiêu hóa và còn nguyên hình dạng. Khi ợ thức ăn có thể đưa lên thực quản và được hạ xuống từ từ; còn nôn mửa sẽ cho ra hết tất cả thức ăn trong bụng.
3.2. Những nguyên nhân nghiêm trọng khác dẫn đến nôn mửa
Chó nôn mửa có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh sau, khi đó, bạn cần đưa chúng đi khám ngay:
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Ký sinh trùng đường ruột (giun sán)
- Táo bón nặng
- Suy thận cấp tính
- Suy gan cấp tính
- Viêm đại tràng
- Bệnh Parvo (viêm ruột-dạ dày)
- Viêm túi mật
- Viêm tụy
- Ăn phải chất độc
- Sốc nhiệt
- Nhiễm trùng tử cung
- Phản ứng thuốc
- Ung thư
3.4. Kiểm tra bã nôn
Bạn nên kiểm tra bã nôn xem có kèm theo giấy bọc, mẫu túi nhựa vụn, mảnh xương…Nếu thấy trong bãi nôn có máu thì trường hợp này đã rất nghiêm trọng rồi. Xác định xem bã nôn đó có phải thức ăn chưa tiêu hóa hay là dạng lỏng. Ngoài ra kết hợp những hướng dẫn bên trên để xác định nguyên nhân bé nôn để xem xét có nên đưa đến cơ sở y tế điều trị không.
Nếu đã sẵn sàng tinh thần để chào đón các thành viên mới, thì bạn hãy liên hệ với RussiCat để đón các bé cưng về nhà ngay nhé.
Tư vấn trực tiếp tại:
– Hotline: 0787.175.447
– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trang web: https://meonhapkhau.com
Đón boss chất – gọi ngay Russicat!
RussiCat chuyên cung cấp nhiều giống mèo, chó khác nhau như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo Savannah, Anh lông ngắn, Munchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retriever, chó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp, chó Ngao Nga, Ngao Pháp, Ngao Ý… … với giá cả phù hợp nhất.