Con người đôi khi ăn phải cái gì đó lạ hoặc mắc các bệnh liên quan đến dạ dày dễ bị đau bụng. Loài chó cũng có thể bị đau bụng như con người chúng ta. Vậy dấu hiệu chó đau bụng như thế nào và phải làm sao khi chó đau bụng. Hãy cùng RussiCat tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Các dấu hiệu nhận biết chó đau bụng
1.1. Chú chó có vẻ bồn chồn
Một chú chó dễ kích động hơn bình thường sẽ có những điểm khác lạ mà bạn có thể nhận ra. Bởi vì bạn đã quá quen với những hành động thường ngày của các bé nên sẽ dễ phát hiện khi chúng khi thể tìm vị trí nằm thoải mái, đi tới đi lui liên tục.
1.2. Chúng hay để ý đến một bên sườn
Các bé cún hay nhìn về phía sườn. Chú chó ngoái đầu tìm vị trí quanh sườn thì có thể chúng đang bị đau. Đôi khi các bé cún không xác định được chúng đang bị thương mà chỉ cố tìm kiếm nguyên nhân khiến chúng đau đớn.
1.3. Dấu hiệu liếm quá mức
Các cơn đau bụng có thể khiến chú chó thấy buồn nôn. Khi đó, chúng có xu hướng liếm môi liên tục. Một số chú chó còn tập trung liếm ở những phần khác như chân trước để cố khiến bản thân dễ chịu hơn.
Chảy nước dãi bất thường cũng có thể là dấu hiệu của buồn nôn. Tuy nhiên loại trừ một vài giống chó bẩm sinh có nhiều nước dãi.
Ngoài ra, việc chú nuốt khan cũng là dấu hiệu của bệnh dạ dày
1.4. Bụng chó có nhiều tiếng ục ịch
Nếu chú chó bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa thì bạn có thể nghe thấy âm thanh bất thường phát ra từ bụng của chúng.
1.5. Chó đứng với tư thế quỳ chân trước
Dấu hiệu này có thể do chúng bị đau bụng. Tư thế này là chúng muốn kéo căng dạ dày để giảm bớt khó chịu. Chúng sẽ duỗi chân trước trên mặt đất và rướn mông lên trên cao, giống tư thế vươn mình của loài mèo.
1.6. Dấu hiệu chó nôn và tiêu chảy
Chó bị nôn mửa và tiêu chảy khi rối loạn dạ dày khá giống con người. Việc chúng nôn này là hoàn toàn không kiểm soát được, do đó, bạn không nên nổi giận với chúng.
2. Biện pháp khi chó đau bụng
2.1. Không cho chó ăn trong 24 giờ
Khi chú chó có các dấu hiện trên thì bạn không nên cho chúng ăn lúc đó. Hệ tiêu hóa của chúng gặp vấn đề thì bạn nên để cho dạ dày của chúng được nghỉ ngơi. Nếu dạ dày có thức ăn sẽ khiến ruột kích thích sản sinh ra các dịch để tiêu hóa và xử lý thức ăn. Những dịch này sẽ khiến dạ dày của chúng thêm trầm trọng. Do đó, bạn không nên cho chúng ăn trong vòng 24 giờ. Nên đưa các bé đi khám thú y khi các triệu chứng không giảm sau 24 giờ.
2.2. Cho chó uống nước sạch và mát
Bạn nên theo dõi chúng khi chúng uống nước. Nếu chúng uống ít nước hơn bình thường trong 24 giờ đầu khi phát hiện đau bụng mà vẫn có vẻ khó chịu, hãy đưa đi khám thú y. Nếu các bé nôn ra nước thì bạn nên chia nước thành các phần nhỏ và cho chúng uống cứ 30 phút/lần. Chó nhỏ dưới 10kg thì bạn nên cho chúng uống nửa cốc nước nhỏ (bằng quả trứng). Bé cún nặng trên 10kg thì bạn cho chúng uống nước bằng một tách trà.
Sau 2 tiếng, chó không nôn nữa thì bạn có thể cho chúng uống nhiều như bình thường. Các bé vẫn tiếp tục nôn thì hãy đưa đến phòng khám nhé.
2.3. Có thể cho chó ăn nhẹ trong 24 giờ tiếp theo
Sau 24 giờ các bé không ăn gì và có vẻ hồi phục, muốn ăn thì bạn có thể cho chúng ăn nhạt, dễ tiêu hóa, ít chất béo như ức gà, thịt thỏ, gà tây. Có thể kết hợp thịt với cơm, khoai tây luộc nghiền ra. Không cho chúng ăn sản phẩm từ sữa, những sản phẩm có hương vị gà thay vì gà thật. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thức ăn phục hồi dành cho các bé dựa trên lời khuyên của bác sĩ thú y.
Bạn nên cho các bé ăn ít, chỉ nên bằng ¼ lượng thức ăn bình thường dành cho các bé. Điều này giúp bạn kiểm tra tình trạng hồi phục của các bé và giúp dạ dày chúng dễ chịu hơn. Nếu chúng không chịu ăn thì bạn nên đưa các bé đi khám.
2.4. Vuốt ve cho chó
Những cử chỉ quan tâm, chăm sóc sẽ giúp các bé cún yên tâm và mau hồi phục hơn. Do đó, bạn cần nói chuyện với chúng bằng giọng điệu trấn an, dịu dàng, vuốt ve dọc sống lưng chúng. Bạn không nên xoa bóp bụng cho chúng vì có thể dễ khiến cho chúng càng thêm đau hơn.
2.5. Giữ ấm cho chó
Giữ ấm có thể giúp cho các bé khỏe hơn. Nếu chúng run rẩy thì bạn có thể đặt thêm lò sưởi, chai nước nóng quấn quanh khăn đắp cho chó.
2.6. Cần sự can thiệp của cơ sở thú y với những trường hợp sau
- Chó cố nôn mà không nôn được, có thể do dạ dày bị xoắn lại
- Nôn liên tục không ngừng hơn 4 tiếng
- Nôn nhiều cần được truyền dịch nếu bé không thể uống nước
- Chó trở nên chậm chạp, thiếu năng lượng
- Chó không ăn sau 24 giờ
- Tiêu chảy (không kèm máu) trong hơn 24 giờ
- Tiêu chảy có máu
- Rên rỉ nhiều
3. Phòng ngừa chó đau bụng
3.1. Không cho chó ăn quá nhiều
Bạn nên cho chó ăn theo bữa, không nên để chúng tự ăn do bạn cứ đổ thức ăn ra sẵn. Cho chó ăn nhiều, thoải mái dễ khiến chó bị béo phì hay các bệnh khác liên quan. Bạn có thể cho chó ăn một ngày hai lần với chó trưởng thành. Lượng thức ăn tương ứng phù hợp với cơ thể chó.
3.2. Cho chúng ăn thực phẩm chất lượng
Bạn không được cho chó ăn thực phẩm bị hỏng vì có thể dẫn đến việc chó đau bụng hay các bệnh khác trầm trọng hơn. Chọn những thực phẩm cho chó chất lượng cao và lưu ý đến các thành phần trên bao bì, tránh chọn những sản phẩm chủ yếu là hương liệu thay vì thành phần chính là những những loại thịt như gà, bò…
Không nên cho chúng ăn những thực phẩm dưới đây vì những thực phẩm này có thể khiến chúng khó tiêu hóa, thậm chí ngộ độc như: quả bơ, socola, rượu bia, nho tươi, nho khô, thực phẩm có hoa bia, hạt mắc ca, hành tây, bột bánh mì, tỏi, xylitol.
3.3. Hạn chế cho chó tiếp xúc với chó ốm bệnh khác
Những bé chó cũng có thể bị lây bệnh từ những bé chó khác. Do đó, bạn không nên cho bé cún của mình tiếp xúc với chó bệnh để tránh lây nhiễm.
3.4. Khám để xác định triệt để các vấn đề dẫn đến đau bụng
Bạn nên khám sức khỏe cho chúng để dễ phát hiện các bệnh và nguyên nhân để biết cách phòng tránh. Theo dõi các bé cún thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.
Trên đây là cách phát hiện và những biện pháp khi chó đau bụng. Khi bạn nuôi bất kể một loài động vật nào thì quan tâm, yêu thương các bé không chỉ ở việc chơi cùng mà còn cần chú ý đến sức khỏe để các bé có thể sống lâu hơn. Chú ý các triệu chứng trên để bảo vệ sức khỏe cún cưng của bạn nhé.