Các bé mèo thông thường rất khỏe mạnh và dễ dàng thích nghi với môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, cũng như con người, thỉnh thoảng chúng sẽ gặp một vài vấn đề về sức khỏe điển hình như tiêu chảy. Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Hãy cùng Russicat tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
1. Vì sao mèo bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc mèo đi ngoài phân lỏng. Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa, mèo nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán, do một số bệnh khác…
Mèo bị rối loạn tiêu hóa có thể do thức ăn của mèo có vấn đề hay do đồ đựng thức ăn không sạch sẽ, mèo ăn phải những thức ăn lạ, đồ không phải đồ ăn. Những thức ăn nấm mốc hay ôi thiu có thể khiến hệ tiêu hóa của mèo xáo trộn; hay đơn giản là bạn không vệ sinh bát ăn của mèo; hoặc chú mèo nghịch ngợm ăn phải xác động vật hay những chất độc hại như xăng, xà phòng, chất tẩy rửa…
Mèo tiêu chảy do nhiễm giun sán do gặm các đồ vật trong nhà, qua sinh hoạt hàng ngày; hoặc do một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây viêm ruột như Ecoli, Salmonella…
Nguy hiểm hơn là mèo bị tiêu chảy do nhiễm bệnh như bệnh FIV (suy giảm miễn dịch), FIP (viêm màng bụng truyền nhiễm), bệnh Feline Panleukopenia , Bệnh phức hợp Virus Leukemia.
Ngoài ra, mèo bị tiêu chảy có thể do chúng bị căng thẳng, trầm cảm dẫn đến kích thích ruột hay viêm đại tràng; hoặc do búi lông của mèo gây tắc ruột…
2. Nên làm gì khi mèo bị tiêu chảy
Tự chữa tại nhà nên dành cho những trường hợp mới bị hoặc không phải gặp vấn đề nghiêm trọng của bệnh khác; hoặc không kèm theo dấu hiệu như nôn, tiêu chảy ra máu,… thì bạn có chữa tại nhà. Trường hợp còn lại chắc chắn là bạn cần đưa bé mèo đến cơ sở thú y.
Để giúp chữa tiêu chảy cho mèo tại nhà, bạn cần cân bằng khẩu phần ăn cho chúng. Bạn nên cho bé ăn cân bằng giữa chất đạm và chất xơ, cho mèo uống đủ nước; thực hiện tẩy giun định kỳ. Cho chúng uống metamucil theo liều lượng phù hợp. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm men vi sinh, men tiêu hóa, bổ sung vitamin C cho mèo…
Bạn có thể tạm dừng cho mèo ăn trong 12 – 24 tiếng để dạ dày của mèo được ổn định nhưng vẫn cho chúng uống nước đều đặn. Có thể bổ sung oresol cho mèo 2 tiếng/lần nếu mèo không uống được nước. Sau khi cho mèo ăn lại hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần nhỏ để dạ dày mèo thích nghi dần dần.
3. Chăm sóc mèo khi mèo bị tiêu chảy
Mèo bị tiêu chảy thì bạn nên cho chúng ăn thức ăn chất lượng cao chế biến dành riêng cho mèo bởi hệ tiêu hóa của chúng lúc này rất yếu. Nếu chúng có dấu hiệu dị ứng thì bạn cần đổi thức ăn ngay hay thêm men vi sinh, men tiêu hóa cho mèo. Thực phẩm mèo ăn nên chọn dạng ướt để bé dễ tiêu hóa hơn. Đừng quên cung cấp đủ nước cho mèo bởi vì mèo tiêu chảy mất nước rất nhiều. Dấu hiệu mèo mất nước như sau:
- Buồn ngủ
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Khô miệng
- Phiền muộn
- Mắt trũng
- Nhịp tim tăng
- Độ đàn hồi của da giảm
- Thở gấp
Bạn có thể tự kiểm tra da mèo bằng cách ấn vào rồi thả ra. Nếu thả ra mà da bé mèo không đàn hồi thì bé mất nước. Do đó, bạn cần đưa bé mèo đến cơ sở thú y ngay nếu gặp tình trạng này.
4. Phòng tiêu chảy ở mèo
4.1. Theo dõi sức khỏe của mèo hàng ngày
Việc theo dõi sức khỏe của bé mèo giúp bé mèo giúp bạn sớm phát hiện và đánh giá tình trạng phân mèo. Điều này sẽ giúp sớm phát hiện bệnh hay các vấn đề mà bé mèo gặp phải. Hãy khử trùng, vệ sinh nơi ở nếu bạn nuôi mèo.
4.2. Tẩy giun và tiêm phòng cho mèo
Việc tẩy giun và tiêm phòng cho mèo giúp hạn chế tình trạng mèo nhiễm bệnh. Điều này giúp chúng có đề kháng tốt hơn, tránh được những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở mèo hãy lập tức đưa bé mèo đến bác sĩ thú y.
4.3. Giữ mèo tránh xa những tác nhân gây hại khác
Để giúp bé mèo khỏe mạnh hơn, bạn nên hạn chế cho mèo ăn uống đồ ăn linh tinh. Để ra những hóa chất, vật dụng trong nhà, đồ vật nhỏ mà mèo nuốt phải. Cho mèo dùng sản phẩm tiêu búi lông để đường ruột mèo tốt hơn. Cho mèo ăn uống cân bằng các chất.