RussiCat

CHÓ SHAR-PEI (SA BÌ), NHĂN NHEO NHƯNG ĐÁNG YÊU

Chó shar-pei (Sa bì)

Chó Shar-pei (hay Sa bì) là giống chó thứ 134 được AKC (American Kennel Club – câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ) công nhận. Chúng nổi bật bởi lớp da nhăn nheo, sần sùi đáng yêu. Nhờ sự đặc biệt về ngoại hình và tính cách lém lỉnh, thông minh, dễ bảo mà chúng đang dần được người Việt Nam yêu thích. Hãy cùng Russicat tìm hiểu về giống chó đặc biệt này nhé.

1. Nguồn gốc chó Shar-pei (sa bì)

Cái tên chó Shar-pei tức là chó da cát. Lớpda này khiến chúng như đang mặc đồ quá khổ. Chó Shar-pei có nguồn gốc từ các tỉnh phía nam của Trung Quốc. Tại đây, chúng được nuôi như một thợ săn lão luyện, chuyên chăn gia súc, chó bảo vệ và là một “chiến binh” thực thụ. Người ta cho rằng chó Sa bì có nguồn gốc cổ xưa dù chưa có bằng chứng chắc chắn chứng minh. Những bức tượng trông rất giống chó Shar-pei từ thời nhà Hán (khoảng 200 năm TCN). Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì quần thể chó Sa bì đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, giống này đã được lai tạo ở Hồng Kông và Đài Loan nên chúng đã không bị xóa sổ hoàn toàn. Sau đó, vào năm 1973, giống chó này đã được đưa đến Hoa Kỳ để thành lập câu lạc bộ chó Shar-pei. Chúng được công nhận là thành viên của AKC vào năm 1991 thuộc nhóm chó phi thể thao.

2. Đặc điểm chó Sa bì

Chó shar-pei (Sa bì)
Chó shar-pei (Sa bì)

2.1. Đặc điểm ngoại hình

Chó Shar-pei trước đây là giống chó bảo vệ và võ sĩ hầm hố. Ngày nay, chúng chủ yếu được nuôi thành chó đồng hành mặc dù chúng vẫn giữ được sự dẻo dai khi chiến đấu. Giống như chó Chow chow, Shar-pei có nhiếc lưỡi màu sẫm và chúng thuộc giống mũi ngắn. Nên sẽ có xu hướng ngáy và thở khò khè.

Chó sa bì có cơ thể và khuôn mặt nhăn nheo. Trưởng thành, chúng có thể nặng từ 25 – 30kg. Các bé có dáng vẻ khá giống chú hà mã thu nhỏ nhưng ở phiên bản da nhăn nheo. Các bé có đôi tai hình tam giác nhỏ xíu và phần đuôi cao thon nhọn.

Nhìn chung, chúng là giống chó có kích thước trung bình, phần đầu khá cân đối không quá to so với thân. Chúng có chiếc mũi to và rộng có màu sẫm. Shar-pei có bộ lông cứng và nhám như lông ngựa.

2.2. Đặc điểm tính cách

Chó Sa bì là giống chó cảnh giác và độc lập. Chúng luôn hết lòng vì gia đình và xa cách với người lạ. Bé cún thích được cùng đồng hành cùng mọi người. Chúng luôn muốn ở bên chủ mình. Sa bì là giống chó rất điềm tĩnh và tự tin, tận tâm, độc lập và có ý chí mạnh mẽ. Chúng luôn muốn bảo vệ gia đình của mình, trở thành chú chó bảo vệ xuất sắc. Vì chúng từng được nuôi như chó chiến đấu. Bạn cần xã hội hóa chó Sa bì sớm giống như những giống chó khác. Cho chúng tiếp xúc nhiều với con người, cảnh vật, động vật khác nhau. Điều này giúp chúng điềm tĩnh và trưởng thành toàn diện hơn.

3. Giá chó Shar-pei

Chó Shar-pei sinh sản trong nước khá ít. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm mua được với mức giá từ 12 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, với mức giá chó rẻ hay không có giấy tờ thì cần được xem xét kỹ vì có thể các bé Shar pei không thuần chủng. Giá chó Shar -pei nhập khẩu sẽ đắt hơn. Giá chó Shar-pei nhập Nga sẽ từ 80 triệu đồng trở lên và nhập Trung sẽ từ 40 triệu đồng trở lên tùy vào nguồn gốc, giấy tờ, vẻ đẹp, độ uy tín của trại,…

4. Mua chó Shar-pei ở đâu

Chó shar-pei (Sa bì)
Chó shar-pei (Sa bì)

Chó Shar-pei sinh sản trong nước hiện này không nhiều và bạn sẽ dễ gặp khó khăn khi mua chó Shar pei sinh sản trong nước. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ, rất có thể sẽ không mua được chó thuần chủng, đẹp, khỏe mạnh. Để chọn được những bé Shar pei phù hợp nhất, đẹp nhất thì bạn có thể liên hệ RussiCat để đặt mua chó Sharpei nhập Nga. Những bé Shar pei nhập Trung Quốc cũng không thiếu nhưng chưa chắc là các bé có đầy đủ giấy tờ, do đó, bạn nên cẩn trọng khi mua để tránh mất oan tiền.

5. Cách chăm sóc chó Shar-pei

Cho shar pei Sa bi 1
Chó shar-pei (Sa bì)

5.1. Chăm sóc sức khỏe

Sa bì là giống chó khỏe mạnh nhưng có thể mắc một vài bệnh và bệnh về da. Chủ nuôi cần phải tiêm phòng đầy đủ, có sàng lọc sức khỏe bé cún tránh những bệnh di truyền…

– Hội chứng sưng cổ chân. Tình trạng này diễn ra khi chú chó bị sưng khớp cổ chân và dẫn đến việc cử động khó khăn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và thở nông… Chúng bị sốt không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể diễn ra khi chúng 18 tháng cho đến khi chó trưởng thành. Cơn sốt có thể kéo dài từ 24 – 36 giờ

– Suy giáp: Đây là một rối loạn của tuyến giáp. Nó được cho là nguyên nhân gây ra các tình trạng như động kinh, rụng lông, béo phì, thờ ơ, tăng sắc tố, viêm da mủ và các tình trạng da khác. 

– Ung thư: Các triệu chứng bao gồm sưng tấy bất thường ở vết loét hoặc vết sưng, vết loét không lành, chảy máu từ bất kỳ vết hở nào trên cơ thể và khó thở hoặc bài tiết.

– Loạn sản khuỷu tay: Tương tự như loạn sản xương hông, cũng là một bệnh thoái hóa. Nó được cho là do sự tăng trưởng và phát triển bất thường gây ra, dẫn đến khớp bị biến dạng và yếu đi. Bệnh có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau: chú chó có thể dễ dàng bị viêm khớp hoặc có thể bị què.

– Bệnh demodicosis, bệnh này do ve demodex gây ra, mà chó mẹ truyền cho chó con trong vài ngày đầu đời của chúng (Con ve không thể truyền sang người hoặc những con chó khác; chỉ từ mẹ sang chó con). Ve Demodex sống trong nang lông và thường không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu Shar-Pei của bạn có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương thì chúng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó khiến da bé cún có các mảng đỏ, có vảy, hói xuất hiện trên đầu, cổ, chân… Nếu không chữa trị phù hợp có thể bị nhiễm trùng.

– Bã nhờn: Đây là một tình trạng đặc trưng bởi da bong tróc và có mùi ôi thiu. Nó thường là tình trạng thứ phát sau dị ứng, nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Điều trị bao gồm tắm trong dầu gội thuốc và điều trị căn bệnh tiềm ẩn.

– Viêm da mủ: Một tình trạng da khác, đây là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn và khá phổ biến ở Shar-Pei. Nó có thể là nhiễm trùng nguyên phát hoặc thứ phát; kết quả thứ hai từ một tình trạng cơ bản như dị ứng hoặc suy giáp.

– Bệnh trật khớp, đây là một vấn đề phổ biến ở những con chó nhỏ. Xương bánh chè là xương bánh chè. Trật khớp có nghĩa là trật khớp một bộ phận giải phẫu (như xương ở khớp). Trật khớp xương bánh chè là khi khớp gối (thường là của chân sau) trượt vào và trượt ra khỏi vị trí, gây đau. Điều này có thể làm tê liệt, mặc dù nhiều con chó có cuộc sống tương đối bình thường với tình trạng này.

– Chứng loạn sản xương hông: Đây là một tình trạng di truyền trong đó xương đùi không vừa khít với khớp hông. Một số con chó có biểu hiện đau và khập khiễng ở một hoặc cả hai chân sau, nhưng những con khác không có dấu hiệu khó chịu ra bên ngoài. (Chụp X-quang là cách chắc chắn nhất để chẩn đoán vấn đề). Dù bằng cách nào, bệnh viêm khớp có thể phát triển khi chó già đi. Không nên lai tạo những con chó mắc chứng loạn sản xương hông, do đó, bạn cần mua bé cún tại những nơi uy tín để tránh bị lừa.

– Xoắn dạ dày:Còn được gọi là đầy hơi, đây là một tình trạng đe dọa đến tính mạng có thể ảnh hưởng đến những con chó lớn, ngực sâu. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng được cho ăn một bữa lớn mỗi ngày, ăn nhanh, uống nhiều nước sau khi ăn và vận động mạnh sau khi ăn. Đầy hơi phổ biến hơn ở những con chó già. GDV xảy ra khi dạ dày bị căng ra do khí hoặc không khí rồi xoắn lại (xoắn). Con chó không thể ợ hoặc nôn để loại bỏ không khí dư thừa trong dạ dày, và việc đưa máu trở lại tim bình thường bị cản trở. Huyết áp giảm và con chó bị sốc. Nếu không được chăm sóc y tế ngay lập tức, con chó có thể chết. Nghi ngờ bị đầy hơi nếu chó của bạn bị chướng bụng, tiết nước bọt quá mức và nôn mà không nôn.

– Bệnh niêm mạc da: Mucin là chất trong da gây ra nếp nhăn. Rõ ràng và dai, nó hoạt động như keo khi một con chó bị thương. Tuy nhiên, một số con Shar-Pei có quá nhiều chất nhầy, khiến nó tạo thành các bong bóng trong suốt trên da, có thể vỡ và chảy ra. 

– Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp được định nghĩa là do áp lực trong mắt tăng lên và có thể gặp ở hai dạng: nguyên phát, do di truyền và thứ phát, do giảm chất lỏng trong mắt do các bệnh về mắt khác. Các triệu chứng bao gồm mất thị lực và đau, và điều trị và tiên lượng khác nhau tùy thuộc vào loại.

– Mí mắt cuộn vào trong, thường là mí dưới và có ở cả hai mắt. Nó gây giảm thị lực và khó chịu, và thường xảy ra trước khi chó tròn một tuổi. Phẫu thuật chỉnh sửa khi chó đến tuổi trưởng thành là phương pháp điều trị hiệu quả.

Nếu bạn mua một con chó con, hãy tìm một nhà lai tạo tốt để tìm cho mình bé cún khỏe mạnh và được bảo hành sức khỏe đầy đủ.

5.2. Môi trường sống

Chó Sa bì có thể sống được trong thành thị, các căn hộ chung cư hay những nơi có diện tích nhỏ, miễn là chúng được tập thể dục hàng ngày. Chúng luôn yêu thích được vui chơi với chủ của mình cho dù chúng ở đâu đi chăng nữa. Sa bì là giống chó mũi ngắn như Bulldog, Pug, Boxer nên chúng khá nhạy cảm với nhiệt. Do đó, bạn không nên chó chúng ở ngoài nắng quá lâu hay cho vận động nhiều dẫn đến say nắng. Chúng nên được nằm nơi râm mát và chắc chắn không giống chó nào muốn ở ngoài nắng cả.

5.3. Dinh dưỡng cho chó Shar-pei

Những chú chó Sa bì có thể ăn từ 1,5 – 2,5 cup thức ăn khô chất lượng cao mỗi ngày và chia thành các bữa. Tuy nhiên, với chó trưởng thành, lượng thức ăn là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào sự trao đổi chất của bé, kích thước, độ tuổi, thể trạng. Hãy cho chúng ăn thức ăn tươi, nếu là thức ăn hạt khô hay các sản phẩm ăn sẵn thì bạn nên xem kỹ bao bì để chọn cho chúng thức ăn chất lượng cao. Hãy cho các bé uống đầy đủ nước sạch.

5.4. Chăm sóc lông và vệ sinh cho chó Sa bì

Bộ lông đặc biệt khiến chúng không cần phải được chải lông nhiều nhưng nên được chú ý đến phần da nhăn. Chó Sa bì là giống chó rất sạch sẽ tự nhiên và rất ít mùi nhưng chúng vẫn cần được chải chuốt bằng găng tay chải lông để loại bỏ lông chết và bụi bẩn. Chúng không cần tắm quá nhiều, khoảng 12 tuần/lần tắm là đủ trừ khi chúng lăn lội trong bùn đất; vì tắm nhiều có thể gây kích ứng da của chó Shar-pei.

Chải lông và tắm rửa cho chó Sa bì rất dễ nhưng phần khó khăn hơn là lau khô người sau khi tắm. Nếu bạn không lau khô hoàn toàn thì chúng có thể bị nhiễm trùng do các nếp gấp hoặc bị nấm.

Bạn nên đánh răng chó chó Shar pei ít nhất 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ cao răng tích tụ và vi khuẩn; bảo vệ răng và nướu. Hãy đánh răng bằng sản phẩm dành riêng cho chó nhé.

Cắt móng tay cho chúng 1 – 2 lần/tháng nếu chúng không tự mài móng. Bạn cũng nên kiểm tra tai của chú chó hàng tuần xem có bị đỏ hay có mùi hôi không vì nếu bị đỏ là do chúng bị nhiễm trùng. Khi kiểm tra tai hãy lau sạch và rửa nhẹ nhàng bằng các sản phẩm dùng cho tai phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn không biết vệ sinh tai thì nên đưa bé đến cơ sở thú y để được chăm sóc phù hợp.

5.5. Huấn luyện và vận động

Shar pei là giống chó tận tụy bảo vệ gia đình nhưng nên được dạy dỗ từ nhỏ để các bé hòa đồng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên dạy trẻ em biết cách tiếp cận, chạm vào chó hay mèo để ngăn chặn những hành vi kéo, đẩy khiến chú chó bị đau, và có thể khiến chúng vô tình làm tổn thương chủ nhân. Bạn có thể huấn luyện chúng ngay từ nhỏ bằng những khẩu lệnh nhưng không nên quát mắng, mà hãy dạy từ từ vì các bé học hỏi cũng khá nhanh. 

6. Chó Shar-pei nhập Nga có gì đặc biệt?

Những chú chó Shar-pei nhân giống tại Nga thường có nhiều nếp nhăn hơn là những bé cún tại Trung Quốc. Ở Nga cũng được nhân giống, nuôi dạy theo quy trình nghiêm ngặt. Các trại giống xuất cún đều có đăng ký, thông tin đầy đủ và đảm bảo giấy tờ đến người mua. Nếu bạn muốn mua chó Shar-pei làm giống thì nhập khẩu chó từ Nga cũng là lựa chọn đáng tin cậy. RussiCat sẽ giúp bạn tìm được bé cún Sa bì phù hợp với các tiêu chí của bạn.

Cách Order chó Shar-pei nhập Nga

Đón boss chất – gọi ngay Russicat!

– Hotline: 0787.175.447

– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

– Website: https://meonhapkhau.com/

– Fanpage: Russicat – Order, vận chuyển chó mèo từ Nga

 

Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map