Đôi khi những bé chó khá hiếu động, chạy nhảy dẫn đến nhiều vết thương không mong muốn. Những vết thương này có thể dễ dàng được xử lý tại nhà mà không cần đưa đến cơ sở thú y và không mất bất cứ chi phí nào. Hãy cùng Russicat tìm hiểu thêm về cách vệ sinh vết thương cho chó để tự sơ cứu cho anh bạn nhỏ đáng yêu này nhé.
1. Vệ sinh vết thương cho chó là điều rất cần thiết
Những vết thương ở bé cún nhà bạn có thể do quá trình chúng xô xát với những chú chó khác hay do các bé chạy nhảy và lỡ va chạm vào đâu đó. Dù vết thương nhỏ nhưng nếu không được xử lý phù hợp thì sẽ rất dễ nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hoại tử hay các vấn đề không mong muốn khác. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin để sẵn sàng xử lý vết thương cho chó thì nên đưa các bé đến cơ sở thú y để được hỗ trợ.
2. Khi nào bạn có thể tự vệ sinh vết thương cho chó
Bạn chỉ nên tự vệ sinh vết thương nhỏ ở nhà. Còn những vết thương xâm nhập sâu, vết rách sâu dưới da, vết thương rộng hơn 3cm; Hay những vết thương liên quan đến phần lớn cơ thể hay những vết thương ở nơi nhạy cảm như mắt, cơ quan sinh dục…; vết thương chảy mủ; khi chó bị cắn. Bạn có thể giúp làm sạch vết thương trước khi đưa bé đến cơ sở thú y nếu không quá nguy cấp. Khi đưa bé đi hãy nhớ rọ mõm cho bé cún cưng nhé.
3. Dụng cụ cần chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị trước những đồ vật sau để vệ sinh vết thương cho chó:
- Dung dịch sát trùng
- Khăn hay vải sạch
- Gạc y tế
- Vòng chống liếm
- Tông đơ hoặc kéo cắt
- Thuốc kháng khuẩn/thuốc kháng sinh
- Nước ấm
4. Cách vệ sinh vết thương cho chó
4.1. Cầm máu cho vết thương còn chảy máu
Bước 1: Dỗ chó nằm yên
Nếu bé cún quá kích động thì bạn nên kiểm soát và dỗ chú chó để chú chó nằm yên. Bạn có thể vuốt ve, thủ thỉ với chú chó để chúng bình tĩnh. Chúng có thể hiểu được ngôn ngữ và giọng điệu của bạn. Do đó, bạn cũng nên tỏ ra bình tĩnh khi nói chuyện với chúng.
Bước 2: Rọ mõm cho chó (nếu cần nhưng nên rọ mõm)
Đôi khi vết thương này khiến chúng đau và các bé chó có thể lỡ “cắn” bạn bởi bản năng bảo vệ bản thân. Nếu chúng bắt đầu gầm gừ hay có tiền sử dễ kích động thì bạn nên rọ mõm cho chú chó để bảo vệ bản thân mình. Bạn có thể dùng dây xích, dây thừng quấn quanh mõm chó nếu không có rọ mõm. Khi bé cún quá kích động thì bạn không nên dùng dây quấn hay rọ mõm chúng mà hãy đưa ngay bé đến cơ sở thú y và hãy quấn chăn quanh người của bé nhé.
Bước 3: Cầm máu cho chó
Máu vẫn chảy thì bạn cần cầm máu cho chúng càng sớm càng tốt. Vì nếu chảy nhiều có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bé cún. Bạn có thể nhấn trực tiếp lên vết thương gạc, khăn sạch để thấm bớt máu. Giữ nguyên trong 3 – 5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Không tạo áp lực lên vết thương vì có thể cản trở sự đông máu ở vết thương.
Bước 4: Garô vết thương khi cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu máu chảy không ngừng thì bạn có thể buộc garô. Tuy nhiên, nếu buộc không đúng cách thì có thể dẫn đến biến chứng chết mô. Nếu bạn không biết Ga rô thì hãy gọi cho bác sĩ thú y để được hướng dẫn. Để garô thì bạn làm lần lượt như sau:
- Quấn khăn sạch hay gạc quanh chân bé cún (không quấn quanh cổ, ngực hay bụng)
- Dùng dây buộc cố định gạc, nên buộc dây bên trên vết thương gần phía cơ thể chó.
- Cố định không quá 5 – 10 phút rồi tháo ra luôn để tránh tổn thương vĩnh viễn cho chân.
Quá trình buộc tránh gây đau đớn cho bé cún và buộc vừa phải tránh quá chặt khiến ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.
4.2. Vệ sinh vết thương cho chó
Bước 1: Cạo lông vùng da bị thương
Nếu lông bé quá dài thì bạn nên tỉa bớt hoặc cao đi cho chúng để dễ dàng vệ sinh vết thương cho chó. Nếu không có tông-đơ thì bạn có thể dùng kéo cắt bớt.
Bước 2: Rửa vết thương bằng nước muối ấm
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hay hòa tan 2 thìa cà phê muối biển trong cốc nước ấm. Sau đó, dùng xi lanh hút và xịt lên vết thương để rửa (hãy bỏ kim tiêm ra trước khi xịt). Rửa vết thương cho đến khi phần da đó trở nên sạch sẽ. Nếu bạn không có xilanh thì có thể đổ trực tiếp lên vết thương luôn.
Bước 3: Khử trùng vết thương
Bạn có thể pha loãng betadine trong nước ấm để rửa lại vết thương. Sau đó dùng dung dịch này rửa vết thương lần nữa để khử trùng.
Bước 4: Lau khô vết thương
Dùng gạc để chấm lên vết thương lau khô, không chà xát lên vết thương
Bước 5: Bôi/xịt thuốc kháng sinh lên vết thương của chó
Trường hợp này bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc phù hợp. Đeo loa chó bé cún chống liếm vết thương. Khi dùng xịt, bạn nên tránh xịt thuốc vào mắt chó.
Bước 6: Kiểm tra vết thương cho chó hàng ngày
Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu nhiễm trùng như có mủ màu vàng hay xanh, xám; sưng to hơn; có mùi hôi… thì bạn cần đưa chú cún đi khám ngay.
Trên đây là hướng dẫn các bước giúp bạn vệ sinh vết thương cho chó. Nếu không chắc chắn trong quá trình thực hiện các bước thì bạn nên đưa các bé đến cơ sở thú y để được hỗ trợ kịp thời nhé.