RussiCat

CÁCH PHÁT HIỆN GIUN SÁN Ở MÈO

CÁCH PHÁT HIỆN GIUN SÁN Ở MÈO

Dù sống ở môi trường nào mèo cũng có thể bị nhiễm giun sán, trở thành vật chủ của các loại ký sinh trùng. Mèo con có thể nhiễm giun sán khi bú mẹ, mèo trưởng thành có thể nhiễm giun sán khi ăn phải trứng giun sán. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của các bé. Vậy làm sao để phát hiện giun sán ở mèo. Hãy cùng RussiCat tìm hiểu nhé.

1. Giun sán gây ảnh hưởng gì đến mèo và bạn

Mèo rất dễ nhiễm giun sán. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, giun sán có thể gây ra các triệu chứng như lông xỉn màu, bụng chướng to, khiến mèo mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm, tẩy giun và bạn là người trực tiếp tiếp xúc với các bé. Do đó, bạn có thể bị nhiễm giun sán. Người nhiễm giun sán thường đau bụng, tiêu chảy, sút cân và nếu chúng xâm nhập lên não có thể gây viêm não. Khi nuốt phải trứng giun, chúng sẽ xuyên qua thành ruột vào máu tạo thành ấu trùng và di chuyển đến các cơ quan nội tạng như tim, gan…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người.

2. Cách phát hiện giun sán ở mèo

2.1. Quan sát sự thay đổi ở bộ lông của mèo

Cách phát hiện giun sán ở mèo - kiểm tra lông
Cách phát hiện giun sán ở mèo – kiểm tra lông

Lông mèo thường bóng mượt nhưng nếu chúng nhiễm giun sán, lông mèo sẽ trở nên xỉn màu, mất độ bóng và xẹp xuống. Tình trạng này diễn ra có thể do mất nước, kém hấp thụ dinh dưỡng do nhiễm giun sán.

2.2. Kiểm tra nướu của mèo

Những chú mèo khỏe mạnh sẽ có nướu màu hồng giống con người. Nếu nướu nhạt màu hoặc màu trắng thì có thể do chúng nhiễm giun sán. Nếu nướu nhạt màu, bạn nên đưa chúng khi khám càng sớm càng tốt.

Để kiểm tra nướu mèo, bạn đặt mèo lên đùi hoặc bên cạnh bạn. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng nắm lấy đầu mèo, cố gắng để một tay dưới hàm, một tay sau tai và một tay dưới hàm. Bạn hãy dùng ngón tay để lật phần môi của mèo lên sao cho lộ phần nướu.

2.3. Kiểm tra phân mèo

Hãy kiểm tra phân mèo để biết bé nhà bạn có nhiễm giun hay không. Nếu phân đen như màu nhựa đường có thể là dấu hiệu mất máu do giun móc bám vào thành ruột của mèo.

Mèo bị tiêu chảy, có thể do giun chiếm không gian trong đường ruột và cản trở tiêu hóa. Mèo bị tiêu chảy lâu hơn 24 tiếng hoặc bạn nhìn thấy phân có máu tươi, có màu đen như nhựa đường thì nên đưa bé đi khám.

2.4. Kiểm tra chất thải nôn mửa

Cách phát hiện giun sán ở mèo - mèo nôn
Cách phát hiện giun sán ở mèo – mèo nôn

Nôn mửa là tình trạng phổ biến ở mèo. Tuy nhiên, nếu bé mèo nôn mửa quá nhiều thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ thú y. Giun sán có thể khiến mèo nôn mửa bằng cách cản trở lưu thông đến dạ dày hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày.

2.5. Chú ý đến việc ăn uống của mèo

Mèo nhiễm giun sán nặng thường ăn ít, không muốn ăn.

2.6. Quan sát sự thay đổi vóc dáng cơ thể mèo

Mèo nhiễm giun sán thì có bụng to, vùng bụng sưng lên. Cũng như nôn mửa, việc mèo chướng bụng cũng là do mèo nhiễm giun sán.

2.7. Mèo thiếu sức sống, không có năng lượng

Cách phát hiện giun sán ở mèo - mèo thiếu sức sống
Cách phát hiện giun sán ở mèo – mèo thiếu sức sống

Nếu giun sán lấy đi dưỡng chất từ ruột mèo thì các bé mèo thiếu sức sống, chúng không còn hứng thú với những thứ xung quanh.

2.8. Có thể tìm thêm bằng chứng về việc mèo nhiễm giun sán

2.8.1. Kiểm tra trứng trong phân của mèo

Bạn có thể đeo găng tay nilon dùng một lần và dùng các dụng cụ dùng một lần để kiểm tra phân mèo trong hộp cát vệ sinh để xác nhận dấu hiệu có giun sán.

Sán dây có thể để lại túi trứng bám trên bề mặt của phân. Túi trứng giống như hạt vừng hay hạt dưa chuột, đôi khi có thể lúc nhúc, di chuyển. Bạn sẽ khá khó để phát hiện nguyên một con sán dây nhưng nếu có thì chúng giống như giun dẹt, màu kem và thành nhiều đoạn. Những con sán dây trưởng thành có thể dài đến 60cm. 

Trứng giun thường quá nhỏ để bạn thấy. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ có nguyên một con trôi ra ngoài theo phân hoặc mèo nôn ra giun. Giun đũa tròn giống mì ống dài và mịn. Còn giun móc quá nhỏ để thấy, thường chúng chỉ dài 2 – 3cm.

2.8.2. Kiểm tra hậu môn của mèo

Túi trứng của sán dây có thể chui ra khỏi hậu môn của mèo và bám vào lông. Nếu bạn thấy túi trứng màu trắng như hạt vừng, hơi đục thì có thể mèo nhà bạn đã nhiễm sán.

2.8.3. Kiểm tra nơi ngủ và khu vực yêu thích của mèo

Đôi khi túi trứng sán có thể mắc kẹt nơi mèo ngồi, chơi đùa, nằm như nơi ngủ, ghế xofa

Cách phát hiện giun sán ở mèo - kiểm tra nơi mèo hay ngủ
Cách phát hiện giun sán ở mèo – kiểm tra nơi mèo hay ngủ

3. Xét nghiệm để tìm ra mèo nhiễm giun sán

Hãy đặt lịch khám và đưa các bé đến phòng khám thú y để làm các xét nghiệm. Hãy lấy mẫu phân mèo đến phòng khám để làm xét nghiệm. Đây là cách tối ưu nhất để phát hiện chính xác bé bị nhiễm giun hay sán. Cách này có thể áp dụng khi bạn thấy các triệu chứng giun sán của bé.

4. Cách phòng tránh giun sán

Để phòng tránh giun sán cho cả mèo và bạn. Hãy dọn dẹp nhà thường xuyên, hút bụi, lau sạch ít nhất 1 tuần/lần. Hãy giữ khay cát vệ sinh cho mèo sạch sẽ, dọn chất thải cho mèo hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh chậu cát của mèo hàng tuần bằng chất tẩy rửa hay nước rửa bát.

Tẩy giun cho mèo
Tẩy giun cho mèo

Hãy tẩy giun sán cho mèo đều đặn theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo lịch tẩy giun dưới đây:

  • Mèo từ 3 – 8 tuần tuổi: Thực hiện tẩy giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: tẩy lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.
  • Mèo từ 2 – 6 tháng tuổi: Thực hiện việc tẩy giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần tẩy giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau các bạn thực hiện tẩy giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.
  • Mèo từ 6 – 12 tháng tuổi: Cứ 2 – 3 tháng tẩy giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng tẩy giun.
  • Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: Cứ 6 tháng tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Hãy thường xuyên chải lông và quan sát chúng nếu có biểu hiện khác thường. Chải lông thường xuyên còn giúp phát hiện các bệnh khác của mèo như viêm da, nấm…

Trên đây là những hướng dẫn giúp bạn phát hiện mèo có bị nhiễm giun sán hay không. Chỉ cần bạn chú ý tẩy giun đều đặn thì các bé luôn khỏe mạnh và bạn cũng vậy.

Nếu muốn tìm thêm các Boss đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với RussiCat nhé.

RussiCat luôn cung cấp cho khách hàng những bé mèo nhập Nga phù hợp theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng. RussiCat chuyên cung cấp các giống mèo và giống chó như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo SavannahAnh lông ngắn, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Bull Terrier, Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retrieverchó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull Pháp… … với giá cả phù hợp nhất.

Đón boss chất – gọi ngay Russicat!

– Hotline: 0787.175.447

– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

– Website: https://meonhapkhau.com/

– Fanpage: Russicat – Order, vận chuyển chó mèo từ Nga

 

Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map