Hầu hết mọi người khi nuôi mèo đều khó tránh khỏi việc mèo cào và cắn bạn. Đôi khi đó chỉ là việc chúng đang đùa và chơi với bạn nhưng cũng có lúc hành vi này đã “quá trớn” và khiến bạn bị thương. Vậy phải làm thế nào để ngăn mèo cắn và cào bạn? Hãy cùng RussiCat tìm hiểu về hành vi khác lại này ở mèo và biện pháp phù hợp nhé.
1. Khác biệt giữa mèo cào cắn đùa và cào cắn thật
Có hai loại hình vi cào và cắn ở mèo. Cả hai loại này đều thường do chính con người chúng ta tác động. Mèo có thể “cắn và cào một cách nghịch ngợm” hoặc “mèo cắn và cào để tự vệ”. Việc mèo cắn và cào là những hành vi rất bình thường ở mèo. Nó là bước phát triển cơ bản từ khi chúng là mèo con. Đó cũng là cách phòng thủ, giúp chúng bảo vệ bản thân và bắt mồi trong tự nhiên. Do đó, bạn nên biết được khi nào chúng đang cào, cắn đùa và khi nào là thật để có thể tránh được việc chân tay bạn bị xây xát.
Đôi khi những chú mèo coi một mục tiêu nào đó (quả bóng, túi bóng…) là đồ chơi. Việc cào cắn lên vật dụng đó là cách thể hiện rằng chúng đã đánh bại nó, đã chiếm ưu thế. Khi chúng cắn tay bạn, tức là chúng đã coi tay là đồ chơi rồi đó.
Mèo con thường cắn đơn giản vì đó là một hình thức chơi đùa đối với chúng, nhưng ở mèo trưởng thành, điều đó rõ ràng có nghĩa là chúng muốn bạn dừng việc bạn đang làm. Hành vi này khá khó hiểu và đột ngột, khó đoán. Tuy nhiên, bạn có thể suy luận từ những hành động của chúng ngay lúc đó để phán đoán kết quả có thể xảy ra. Những tín hiệu gồm có:
- Mắt mèo thu hẹp lại
- Da gợn lên, lông dựng
- Không còn tiếng rừ rừ hay kêu
- Tay xoay sang một bên
- Gầm gừ
- Đuôi đập mạnh (đây là dấu hiệu cuối cùng vì chúng đang rất tức giận).
Do đó, khi này, chúng sẽ cắn và cào bạn theo cách rất hung hăng, bạn nên biết điểm dừng để tránh việc “đổ máu”.
2. Vì sao mèo lại đột ngột cắn và cào bạn?
Khi bạn và chúng chơi đùa, chúng có thể trở nên quá phấn khích. Kích thích quá mức chính là lý do phổ biến nhất dẫn đến sự thay đổi hành vi đột ngột. Mèo cũng có những vùng trên người mà chúng không thích bị chạm vào.
Không phải hầu hết những chú mèo nào cũng có “điểm chết” không được chạm vào mà đôi khi nó sẽ phụ thuộc vào từng tính cách của chú mèo đó. Khi mèo đột nhiên giật mình hoặc sợ hãi, chúng sẽ tự nhiên thay đổi thái độ từ tình cảm sang trạng thái phòng thủ hơn. Điều này thể hiện rõ khi có mèo lạ vào phòng, người lạ vào nhà mà chúng không quen. Sự cào, cắn hung hăng này có thể chấm dứt chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, nếu chú mèo của bạn có thay đổi sở thích về việc bạn được chạm vào chỗ nào đó mà sau đó bắt đầu cắn bạn thì bạn có thể cần sự can thiệp của thú y để đảm bảo bé mèo không có vấn đề sức khỏe nào khác.
3. Làm thế nào khi mèo cắn và cào bạn
Để ngăn mèo cắn và cào bạn thì bạn cần thực hiện những điều sau đây:
3.1. Bạn cần bình tĩnh không la hét, quát mắng mèo
Khi chúng cắn và cào bạn, bạn không được đánh, mắng, lá hét,đuổi theo nổi giận với mèo. Điều này sẽ khiến chúng trở nên hoang mang, sợ hãi hơn. Bạn cũng không nên gọi chúng đến để phạt, mèo sẽ không thể hiểu tại sao bạn lại có phản ứng như vậy đối với chúng. Vì chúng đã mặc nhiên chờ đợi bạn gọi đến để thể hiện sự yêu thương thay vì đánh, mắng.
3.2. Dừng việc mèo cắn, cào bạn
Bạn nên rụt ngay tay về và để xa tầm với của mèo. Nếu sau đó chúng chưa bình tĩnh lại thì bạn nên đứng dậy và đứng cách xa chúng, sau đó, đi khỏi tầm nhìn của mèo cho đến khi chúng bình thường trở lại.
Bạn không nên vuốt ve mèo sau khi nó cắn và cào bạn. Bởi bạn nên tỏ thái độ không bằng lòng với hành động đó. Vì thể hiện như vậy sẽ khiến chúng bị mâu thuẫn và nhầm lẫn rằng cắn bạn sẽ được âu yếm.
3.3. Mở cửa cho chúng đi ra nếu bạn không tiện thoát ra
Nếu bạn không ở gần cửa và bé mèo đang chắn trước cửa thì bạn nên tránh sang một bên và cho mèo đi qua, chúng sẽ chạy ngay lập tức. Vì khi chúng gầm gừ mà không có lối thoát thì sẽ cảm thấy bị mắc kẹt và bạn là mối đe dọa duy nhất của chúng.
Chú ý: Không cho mèo ăn sau khi chúng cào cắn bạn (cho ăn sau 20 phút). Vì nếu bạn cho chúng ăn ngay sau khi cào và cắn bạn thì mèo sẽ hiểu lầm cắn và cào là để được thưởng.
3.4. Dùng lời nói và cử chỉ phù hợp
Ngay khi mèo cắn và cào bạn, bạn nên nói dứt khoát, cứng rắn là “không” và chỉ ngón tay vào chúng với sự nghiêm khắc. Bởi đối với mèo, việc nhìn chằm chằm vào chúng thể hiện sự đe dọa, thống trị. Sau đó, hãy phớt lờ mèo ít nhất 10 phút, đừng vuốt ve, âu yếm hay cho mèo ăn bất cứ thứ gì.
Hoặc bạn có thể vỗ tay và nói “không” dứt khoát. Không nên quát mắng, vỗ thẳng vào mặt chúng vì nó sẽ khiến chúng sợ hãi. Dần dần bạn sẽ thấy hiệu quả. Phương pháp vỗ tay này dành cho những bé mèo đang hung hăng nhưng không khuyến khích cho với những bé mèo hay nhút nhát, hoảng sợ.
4. Cách ngăn ngừa mèo cào cắn bạn
4.1. Dạy mèo chơi có giới hạn
Bạn nên dạy chúng ngay từ nhỏ những hành vi nào được chấp nhận khi chơi đùa. Có thể thử cho mèo gặm tay bạn, sau đó bạn hãy kêu “không” và rụt tay về sau đó đứng dậy, bỏ đi để thể hiện rằng trò chơi đã kết thúc. Bạn nên lặp lại điều này nhiều lần để ngăn chặn hành vi cào, cắn tay chủ từ nhỏ.
4.2. Tránh để mèo hiểu lầm “tay bạn là đồ chơi”
Bạn nên cho chúng chơi đồ chơi thay vì dùng tay để chơi đùa với móng vuốt của chúng. Đôi khi mải chơi khiến chúng quên mất là phải nhẹ nhàng với bạn, bởi sẽ khó mà kiềm chế khi chúng đang bị quá kích thích, phấn khích. Có thể dùng cần câu mèo, đèn laser hay chuột, len đồ chơi để chơi với mèo.
4.3. Chơi với mèo nhiều hơn
Bạn nên dành mỗi ngày 15 – 20 phút để chơi cùng chúng. Những trò chơi đuổi bắt sẽ giúp chúng tiêu hao sức lực hơn và ít có khả năng tấn công chủ khi đang chán, dư năng lượng.
4.4. Triệt sản cho mèo nếu bạn chỉ nuôi làm cảnh
Những bé mèo chưa triệt sản thường có tính chiếm lĩnh lãnh thổ cao hơn. Việc triệt sản giúp mèo bớt hung hăng, hiền lành và thân thiện hơn.
4.5. Chú ý quan sát khi chơi với mèo
Từ những dấu hiệu mèo có thể cào, cắn bạn ở phần 1 thì bạn có thể tham khảo để biết được khi nào bạn nên dừng lại khi chơi đùa với mèo. Chúng có thể có dấu hiệu như con ngươi giãn ra, xù lông, dừng kêu rừ rừ, gầm gừ hay phe phẩy đuôi, tai ngả ra sau, ria vểnh lên, khóe mép miệng kéo ra sau, hơi mở miệng.
Chú ý cắt móng cho mèo thường xuyên để tránh móng dài sắc nhọn của chúng cào cắn bạn.
5. Biện pháp lâu dài để mèo ngừng cào, cắn bạn
5.1. Xác định nguồn gốc của bé mèo
Trước khi nuôi, bạn nên tìm hiểu hay biết được được nguồn gốc bé mèo của bạn ở đâu. Xác định xem chúng trước đó là mèo nhà hay mèo hoang rồi được nhận nuôi. Đôi khi môi trường sống trước đó sẽ khiến chúng trở nên hung hăng do những ám ảnh trước đó. Từ đó, bạn sẽ biết cách để chơi với chúng.
5.2. Xác nhận xem chúng có đang căng thẳng không
Những bé mèo đôi khi có thể do môi trường bên ngoài, thay đổi môi trường sống, rời xa chủ nhân cũ sẽ khiến chúng có phần căng thẳng. Bạn có thể giảm thiểu tình trạng này bằng việc không gây quá ồn ào nơi chúng hay nằm, tránh việc la hét, quát nạt và trách mắng chúng.
5.3. Xác nhận mèo có đang ốm không
Những bé mèo đang đau ốm, bệnh thường có thái độ phòng thủ cao, chúng dễ cáu, dễ mất kiểm soát hơn. Do đó, nếu những thói quen cũ của mèo không còn mà bạn vẫn chơi đùa như bình thường với các bé mà mèo trở nên khó chịu và tấn công bạn thì bạn nên đưa chúng đi khám để kiểm tra sức khỏe bé mèo có ổn định hay không.
5.4. Dạy trẻ nhỏ, những thành viên khác cách đối xử với mèo
Để tránh việc bé nhà bạn sẽ bị mèo cào, cắn thì bạn nên dạy chúng cách tiếp xúc với mèo, vuốt ve nhẹ nhàng, không vồ vập. Điều này giúp mèo không sợ hãi mà trẻ nhỏ cũng có những trải nghiệm thú vị hơn.
Những vết cắn hay cào của mèo cần được xử lý để tránh nhiễm trùng. Bạn nên cùng cồn y tế để sát trùng và nếu vết thương hở to có thể băng lại và có thể cần được chăm sóc y tế khi thấy cần thiết.
Mỗi bé mèo sẽ có tính cách khác nhau, không phải bạn mèo nào cũng hung hăng hay quá khích. Những nguyên nhân và cách phòng tránh, biện pháp, cách ngăn mèo cào cắn bạn trên đây sẽ giúp bạn với chúng cùng luôn “hòa thuận” và hiểu nhau hơn.