RussiCat

BỊ CHÓ CẮN XỬ LÝ THẾ NÀO

Bị chó cắn xử lý thế nào

Bị chó cắn không phải là vấn đề quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tùy mức độ khác nhau sẽ có phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần sơ cứu đúng cách để giảm thiểu các nguy cơ khác về sức khỏe. Liệu rằng cứ bị chó cắn là sẽ phải tiêm phòng dại. Hãy cùng RussiCat giải đáp thắc mắc: “Bị chó cắn xử lý như thế nào?” nhé.

1. Sơ cứu khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn thì hầu hết sẽ để lại những vết thương do răng chó chạm vào mô thịt của con người. Điều này dẫn đến nhiều vết thương hở. Có thể bị nhiễm trùng hay mắc các bệnh như bệnh dại… nếu không được sơ cứu và cứu chữa phù hợp.

– Làm sạch vùng da bị chó cắn: Bạn cần nhanh chóng rửa thật sạch vùng da đó bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để loại bỏ vi trùng. Bạn không nên chà sát mạnh.

– Sau đó hãy sát trùng vết thương. Bạn có thể dùng cồn đỏ để sát trùng vết thương. Hãy dùng bông, gạc thật sạch để thấm bớt cồn nếu đổ ra quá nhiều, không dùng khăn bẩn để lau sau khi sát trùng vì có thể gián tiếp gây nhiễm trùng vết thương.

– Hãy cầm máu vết thương nếu vẫn còn chảy sau khi làm sạch, sát trùng. Bạn có thể để gạc lên giữ vết thương, nếu máu vẫn chảy hãy tăng gạc. Chú ý không gỡ gạc ngay sát vết thương vì có thể khiến cho vết thương đổ máu trở lại. Sau khi đã cầm máu thì hãy băng lại để tránh nhiễm bụi bẩn gây nhiễm trùng. Nếu máu chảy nhiều, bắn thành tia thì hãy garo vết thương và nới lỏng sau 5 – 7 phút garo và đưa đi cấp cứu ngay.

2. Khi nào nên đến bệnh viện khi bị chó cắn

Nếu bạn bị chó cắn dù không gây ra chảy máu nhưng nếu ở những nơi gần vùng thần kinh trung ương như đầu, mặt, vai, cổ… hay vùng gần tủy sống như hậu môn, bộ phận sinh dục thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức hoặc đến bệnh viện trong những trường hợp sau đây, có chảy máu:

  • Máu chảy thành tia, chảy nhiều mà không kiểm soát được
  • Vết thương gây đau dữ dội
  • Vết cắn lộ xương, cơ, gân
  • Bạn khó có thể cử động hoặc tạm thời mất chức năng như uốn cong ngón tay, chân…
  • Bạn bị sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, vết thương có mủ vàng và hôi.
  • Hoặc bạn chưa hề tiêm phòng uốn ván

Do đó, bạn cần được can thiệp phù hợp

3. Các biến chứng có thể xảy ra khi chó cắn

Vết chó cắn nếu không được phòng ngừa, chữa trị phù hợp thì dễ nhiễm trùng, bị bệnh dại hay tổn thương thần kinh hoặc cơ…

Có thể bị nhiễm trùng:

Vi khuẩn có thể sống trong miệng của bất cứ loài chó nào như tụ cầu, pasteurella, capnocytophaga… Nếu khi bạn bị cắn mà không khử trùng và có biện pháp phù hợp thì có thể dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nguy cơ nhiễm trùng cao khi người đó có hệ miễn dịch yếu, những người mắc bệnh tiểu đường 

Gây tổn thương dây thần kinh và cơ

Vết cắn có thể gây tổn thương thần kinh và cơ, mạch máu dưới da. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi có những vết thương nhỏ

Khiến xương bị gãy

Chú chó nào có lực cắn lớn có thể khiến xương bị gãy, nứt… Khi đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cần thời gian để hồi phục.

Có thể mắc bệnh dại

Bệnh dại có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày kể từ khi nhiễm trùng.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị chó cắn và bạn không chắc chắn về lịch sử tiêm phòng chú chó hoặc biết rằng chú chó ta chưa được tiêm phòng.

Uốn ván

Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Người bị chó cắn có thể bị uốn ván khiến họ thật sự đau đớn và có thể làm gãy xương. Người lớn nên tiêm phòng uốn ván 10 năm một lần

Dễ để lại sẹo

Một vết thương bất kỳ nào đó nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ để lại sẹo. 

Nguy hiểm hơn là tử vong (hiếm)

Trong trường hợp nghiêm trọng việc chó cắn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần chú ý sơ cứu và chữa kịp thời. Bệnh dại cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và 100% có thể ngăn ngừa được bệnh dại khi được điều trị y tế ngay lập tức.

 

4. Bị chó cắn có cần tiêm phòng dại không?

Không phải cứ bị chó cắn là sẽ phải tiêm phòng dại mà sẽ dựa vào mức độ vết thương. Bạn sẽ cần phải tiêm phòng dại ngay nếu:

– Chú chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi bị dại hoặc không theo dõi được con vật đó

– Vết cắn ở đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục, đầu chi …ngay cả khi bị xây sát nhẹ.

– Vết cắn sâu, nguy hiểm

– Tại nơi bị chó cắn đã có trường hợp bị dại, có xuất hiện chó dại.

Những trường hợp sau sẽ chưa cần tiêm ngay và chỉ cần theo dõi trong 15 ngày, sau đó cần sẽ tiêm:

  • Vết chó cắn nhẹ, không xước xát lớn, cắn ngoài quần áo chỉ xước nhẹ bên trong
  • Con vật vẫn sống bình thường, khỏe mạnh
  • Không phát hiện bệnh dại tồn tại trong khu vực sống

Trong thời gian nếu chú chó bị ốm, chết, mất tích, giết mổ thì cần  bạn cần tiêm phòng dại ngay. Sau 15 ngày kể từ ngày chó cắn mà nó vẫn khỏe mạnh thì không cần tiêm phòng dại. Chưa ai dám khẳng định những vật nuôi đã được tiêm phòng dại là có thể không phát dại. Do đó, bạn cần chú ý để được tiêm phòng phù hợp.

Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map