RussiCat

TẨY GIUN CHO MÈO CÓ CẦN THIẾT?

TẨY GIUN CHO MÈO CÓ CẦN THIẾT

Những bé mèo tinh nghịch thích chạy nhảy và khám phá. Chúng có thể cho vào mồm bất cứ thứ gì để xác định đó là cái gì. Cũng vì thế, nếu chúng ta không tẩy giun cho mèo thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng Russicat tìm hiểu về tẩy giun cho mèo nhé.

1. Tẩy giun cho mèo là gì?

Giun sán là những sinh vật ký sinh gây bệnh không chỉ cho người mà còn có ở vật nuôi như mèo, chó. Tẩy giun cho mèo là cách giúp phòng ngừa và điều trị giun sán ở mèo và cũng sẽ tránh được con người lây sán từ mèo. Mèo có thể nhiễm giun sán từ các loại thịt sống, lây từ những vật nuôi khác, tiếp xúc với môi trường có trứng giun, sán…

3. Vì sao mèo cần tẩy giun?

Mèo rất dễ nhiễm giun sán bởi chúng khá nghịch ngợm và hay lăn lộn ở bất cứ góc nào trong nhà, hay trong sân vườn. Nếu mèo không được xổ giun, tẩy giun kịp thời dễ dẫn đến tắc ruột, giảm đề kháng, khiến mèo mất máu, tử vong. 

Khi mèo nhiễm giun sán thì ấu trùng giun, sán sẽ thải qua phân lây lan sang các vật khác và đôi khi con người cũng sẽ bị lây từ đó nếu bạn ôm ấp, ngủ chung và không vệ sinh tay chân và tẩy giun định kỳ. Do đó, tẩy giun cho mèo là điều rất cần thiết.

3. Những loại giun sán mèo hay mắc phải

Các loại giun ở mèo
Các loại giun ở mèo

Giun sán là dạng ký sinh đa bào, một số loại giun sán mà mèo hay mắc phải như:

  • Giun tròn: Đây là loại giun phổ biến. Chúng lây truyền qua việc ăn uống có nhiễm trứng giun hay tiếp xúc với vật nhiễm giun. Loại giun này có hình dáng tròn dài như mì ý, có thể sống 3 – 5 tuổi.
  • Giun móc: Chúng cư trú ở ruột non, có chiều dài 0,5cm và hút máu. Chúng gây thiếu máu ở bé mèo và có thể khiến mèo tử vong, nhất là ở mèo con. Lây nhiễm qua phân và truyền sang các vật chủ khác. Giun móc là loại giun nhỏ nhất trong các giống giun bị nhiễm phổ biến ở mèo.
  • Giun đại tràng là một loại giun ký sinh ở mèo, nằm trong manh tràng và đại tràng. Đây được coi là giun có hại nhất cho mèo
  • Giun ký sinh trong tim và phổi: Giun này sống trong tim và động mạch phổi của mèo. Chúng lây truyền qua muỗi nhiễm giun và di chuyển trong cơ thể khoảng 6 tháng trước khi tìm được cơ quan trú ngụ phù hợp.
  • Sán dây: Ở mèo cũng có sán dây, chúng có thể dài đến 5m. Mèo nhiễm sán dây khi ăn phải những con vật nhiễm sán, vật mang trứng sán.

Phổ biến nhất trong những loại giun sán mà mèo nhiễm là giun tròn và sán dây. Do đó, bạn cần tẩy giun định kỳ để tránh những tác hại không mong muốn.

4. Cách tẩy giun

Thuốc tẩy giun cho mèo
Thuốc tẩy giun cho mèo

Việc tẩy giun để phòng bệnh cho mèo rất đơn giản. Bạn cần đưa bé đến bác sĩ thú y để hay thăm khám để chọn được loại thuốc tẩy giun phù hợp. Thông thường sẽ có thuốc dạng viên và thuốc nước cho mèo uống. Giá thuốc tẩy giun cũng rất phải chăng, chỉ từ 30 – 80 nghìn đồng là bạn có thể tẩy giun cho các bé.

Để tẩy giun cho mèo, bạn có thể cho chúng uống trực tiếp, trộn cùng thức ăn hay nước uống cho chúng. Lượng thuốc sẽ dựa trên cân nặng của mèo.

Nếu bé mèo của bạn khác “dễ tính” thì bạn chỉ cần cho chúng uống thuốc viên. Hoặc khó khăn hơn thì nên cho chúng uống thuốc tẩy giun dạng nước hoặc thuốc viên nghiền trộn nước và bơm vào miệng mèo.

Một số loại thuốc tẩy giun cho mèo hiện nay: Thuốc xổ giun chó,mèo/viên – Bio, bayer, Thuốc Univerm total, Thuốc Biaverm, Thuốc Interceptor, Thuốc Revolution.

5. Cách chăm sóc mèo sau tẩy giun

Sau khi tẩy giun thì bạn cũng cần chăm sóc các bé phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy theo thể trạng từng bé mèo, chúng sẽ có phản ứng khác nhau như nằm ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ, bỏ ăn… Các phản ứng phụ này có thể kết thúc nhanh chóng sau đó, nhưng nếu kéo dài thì chắc chắn bạn nên đưa bé đến phòng khám thú y để được thăm khám kịp thời.

Sau khi tẩy giun, bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu mèo nằm, có thể khử trùng phòng bệnh giun sán. Ngoài ra, bạn nên trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn để mèo tiêu hóa dễ hơn. Các bé còn có thể bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung nước, để tránh việc chúng bị mất nước.

6. Lịch tẩy giun cho mèo

Tẩy giun cho mèo cần được tuân thủ theo thời gian và từng độ tuổi cũng như cân nặng phù hợp. 

  • Mèo từ 3 – 8 tuần tuổi: Bạn nên tẩy giun 2 tuần/lần. Thời điểm phù hợp để tẩy giun cho mèo lần đầu là 3 tuần tuổi và lặp lại vào khi mèo được 5 – 7 tuần tuổi.
  • Tẩy giun cho mèo từ 8 tuần – 6 tháng tuổi. Bạn nên tẩy giun 1 tháng/lần. Nếu bạn tẩy giun lúc được 7 tuần tuổi thì sau 1 tháng hãy tẩy giun lần tiếp theo và lặp lại hàng tháng cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi.
  • Khi mèo được 6 – 12 tháng tuổi thì bạn nên tẩy giun từ 2 – 3 tháng/lần. 
  • Mèo từ 1 tuổi trở lên thì bạn nên tẩy giun cho mèo từ 4 – 6 tháng/lần cho đến khi hết vòng đời của mèo.

7. Triệu chứng mèo nhiễm giun sán

Nếu bạn không tẩy giun cho mèo đều đặn thì các bé có thể bị nhiễm giun sán. Hãy tham khảo những dấu hiệu sau đây nếu mèo nhiễm giun sán để có biện pháp chữa trị phù hợp:

  • Mèo giảm cân, giảm ăn
  • Bụng phình to
  • Mèo hay nôn, tiêu chảy
  • Mèo ho nhiều, rụng lông, kích ứng/viêm da
  • Mèo chà, kéo chân sau lết trên mặt đất
  • Dễ thấy các đốt sán dây ở mèo, trên da và lông quanh hậu môn, chân sau
  • Có dấu hiệu của những hạt gạo nhỏ dưới hậu môn, đôi khi là di động. Lúc này là chúng đã nhiễm quá nhiều rồi.

 

Đôi khi mèo nhiễm bệnh và không có biểu hiện bên ngoài. Bạn cần kiểm tra bãi nôn, chất thải của mèo để tìm trứng sán, đoạn sán dây dứt, giun… Khi phát hiện các dấu hiệu này, bạn cần đến cơ sở thú để được xổ giun, chữa trị phù hợp.

Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map