Những chú chó thường rất khỏe mạnh nhưng đôi khi chúng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm nếu không được tiêm phòng, chăm sóc đúng cách. Trong đó, không thể không kể đến bệnh Parvo ở chó. Hãy cùng Russicat tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé.
1. Parvo là gì?
Bệnh Parvo ở chó con là do virus Parvovirus gây ra. Loại vi rút này rất dễ lây lan và bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với chó nhiễm bệnh.
Những chú chó tiếp xúc với virus Parvovirus khi chúng đánh hơi, liếm hoặc “tiêu thụ” phân bị nhiễm bệnh. Lây truyền gián tiếp thông qua việc tiếp xúc với chó nhiễm bệnh và chạm vào chó chưa nhiễm bệnh. Hoặc chú chó ăn phải thức ăn nhiễm bệnh hay dùng vật đựng bát ăn, nước uống; hoặc tiếp xúc với vòng cổ, dây xích, đồ mặc cho cún nhiễm bệnh cũng có thể bị nhiễm.
Loại vi rút này tấn công vào dạ dày, ruột non phá hủy các tế bào và làm suy giảm khả năng hấp thụ, phá vỡ hàng rào của ruột non. Chó con nhiễm parvo có thể bị ảnh hưởng đến tủy xương, các mô bạch huyết và một số trường hợp ảnh hưởng đến tim.
2. Vì sao chó nhiễm bệnh parvo?
Những chú chó con từ 6 tuần đến 6 tháng là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh parvo nhất. Còn những bé cún dưới 6 tuần tuổi vẫn giữ một số kháng thể từ mẹ chúng. Chó con sẽ được tiêm vacxin phòng bệnh parvo khi chúng được 6, 8, 12 tuần tuổi. Chúng sẽ có khả năng nhiễm bệnh cho đến khi chúng được tiêm đủ 3 mũi. Do đó, chủ sở hữu cần đề phòng trong thời gian này để tránh việc các bé cún cưng nhiễm bệnh. Khi chú chó được 14 – 16 tuần tuổi, chúng cần được tiêm một liều vắc xin parvo cho dù trước đó đã tiêm bao nhiêu liều để chúng được bảo vệ đầy đủ nhất.
Những giống chó có nguy cơ nhiễm bệnh parvo cao hơn giống chó khác như: Rottweiler; Doberman Pinscher; American Staffordshire Terrier; English Springer Spaniels; Chó chăn cừu Đức; Labrador Retriever.
3. Thời gian lây nhiễm
Những chú chó con hay chó trưởng thành mắc parvo sẽ phát bệnh trong 4 – 5 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Đôi khi chúng sẽ bị nhiễm trước khi người chủ phát hiện ra rằng chúng bị parvo qua những triệu chứng đầu tiên. Khi chúng mắc bệnh thì có thể lây lan virus này sang những nơi khác tối đa 10 ngày sau khi hồi phục lâm sàng. Do đó, hãy tách riêng những bé cún đang hồi phục bệnh parvo ra xa những bé chó chưa được tiêm phòng hay mới tiêm một phần.
Virus này còn tồn tại trong nhà ít nhất một tháng, còn ở ngoài trời, chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng đến một năm. Nếu chữa cho các bé thì bạn cũng nên kết hợp vệ sinh, tẩy rửa căn nhà của mình để tránh lưu giữ lại virus lây bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về chất tẩy rửa phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bé mèo.
4. Triệu chứng của bệnh
Thường những chú chó mắc bệnh parvo sẽ là chú cún gầy gò. Khi nhiễm bệnh, sẽ có các triệu chứng như: tiêu chảy ra máu, nôn mửa, sốt, hôn mê, giảm ăn, sụt cân, mất nước, yếu đuối, trầm cảm.
Khi có một trong các triệu chứng trên, bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y và cách ly bé cún phù hợp.
5. Cách điều trị
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm máu, hoặc kiểm tra elisa tìm kháng nguyên vi rút trong phân chó và sẽ xét nghiệm chẩn đoán bổ sung nếu cần. Các bác sĩ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc trong suốt thời gian đó để hỗ trợ chó con. Không có thuốc chữa bệnh parvo mà điều trị các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, đảm bảo chó con được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Vi rút này làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chó con, giảm số lượng bạch cầu và giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp gây ra. Các bác sĩ có thể cho chó của bạn dùng kháng sinh để chống lại nhiễm khuẩn và cần được theo dõi cụ thể để tránh những biến chứng khác.
Chắc chắn, nếu không có trình độ chuyên môn thì bạn sẽ rất khó để cứu chữa chúng. Tỷ lệ sống sót của những con chó được bác sĩ thú y điều trị khoảng 68 – 92% và hầu hết những con chó con sống sót sau 3 – 4 ngày đầu tiên sẽ hồi phục hoàn toàn. Thời gian hồi phục khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường sẽ mất khoảng một tuần để hồi phục.
6. Phòng ngừa Parvo ở chó con
Parvo là một loại virus có thể phòng ngừa được. Tất cả chó con và chó trưởng thành phải được tiêm phòng parvo, điều đặc biệt quan trọng là chó cái nuôi sinh sản phải được tiêm phòng parvo đầy đủ, vì chó con sẽ phụ thuộc vào kháng thể của mẹ trong vài tuần đầu đời.
Bạn không nên để chó con tiếp xúc với những con chó chưa được tiêm phòng cho đến khi chúng đã nhận được tất cả các loại vắc xin, trong đó có parvo. Đảm bảo rằng tất cả những con chó trong gia đình bạn đã được tiêm phòng và hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với chó con. Công viên dành cho chó và những nơi khác có chó tụ tập là những nguồn tiềm ẩn của parvo, vì vậy hãy hạn chế cho chó con chạy nhảy nơi công cộng, tiếp xúc với chó lạ.
Xã hội hóa và huấn luyện là rất quan trọng đối với chó con. Bạn có thể hòa nhập con chó con của mình với những con chó trưởng thành đã được tiêm phòng đầy đủ trong một môi trường an toàn như tại nhà bạn.
Parvo là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Hiểu cách lây lan của bệnh parvo, các triệu chứng của bệnh parvo, các lựa chọn điều trị bệnh parvo và cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh parvo ở chó con sẽ giúp bạn giữ an toàn cho con chó con của mình. Để biết thêm thông tin về parvo, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn.