Bạn đang tìm hiểu về dòng mèo Savannah và lo lắng rằng không biết chúng có phù hợp để chăm sóc hay không. Chưa kể bé mèo mới về còn lại nhà, bạn chưa biết nên chuẩn bị gì trước khi đón mèo Savannah. Hãy tham khảo bí kíp chăm sóc mèo Savannah tại đây nhé.
1. Mèo Savannah, mang vẻ đẹp của thảo nguyên
Những chú mèo Savannah mang vẻ đẹp lộng lẫy tươi tốt của vùng đất savan. Đó là môi trường sống của mèo Serval. Cũng như tổ tiên của chúng là mèo Serval. Chúng có đôi chân dài, chiếc cổ cao và đôi tai to. Bộ lông đặc trưng màu vàng có hoa văn đốm tạo cho chúng một nét hấp dẫn hoang dã.
Mèo Savannah trưởng thành có thể nặng đến 10kg hoặc lớn hơn chút đối với dòng savannah f1. Bé mèo này không đẹp, độc, ấn tượng mà chúng còn rất đáng yêu. Chúng cực kỳ thông minh, tò mò và thích khám phá. Bé mèo năng động hệt như một chú cún; rất tình cảm và quấn chủ. Chúng xứng danh với hoa hậu mèo lai thân thiện.
Phân biệt mèo Savannah và mèo Serval tại Đây
Khám phá thêm về mèo Savannah tại Đây
2. Cách chăm sóc mèo Savannah
2.1. Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho mèo Savannah
2.1.1. Đưa đi khám định kỳ
Hãy chắc chắn rằng bạn mua những bé mèo Savannah tại nơi uy tín. Các bé liệu rằng đã được tiêm phòng đầy đủ hay chưa. Nhu cầu ăn uống dinh dưỡng trước khi của bé như thế nào. Bạn nên đưa các bé đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần. Có thể tham khảo bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng, cách chải chuốt…cho chúng nhé,
2.1.2. Chăm sóc lông
Bạn nên chải lông cho chúng từ 1 – 2 lần/tuần dù các bé có bộ lông rất ngắn. Bạn nên dùng lược chuyên dụng chải lông mèo, chải theo chiều lông mọc. Nên chải toàn bộ cơ thể, cả bụng và ngực. Khi bạn chải lông cho chúng, bạn nên dùng tay vuốt lông mèo để xem chúng có u, cục hay có phần nào sưng tấy nổi lên hay không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào không tốt trên da, hãy đưa bé đi khám bệnh nhé.
2.1.3. Chăm sóc móng
Bạn nên cắt móng cho chúng từ 10 – 14 ngày/ lần. Việc cắt móng giúp chúng đỡ phải cào xước đồ vật trong nhà hay lỡ làm tổn thương đến bạn khi bạn bế chúng. Chú ý khi cắt móng, không cắt quá sâu vào phần tủy móng bên trong (phần màu hồng, sậm màu). Bởi vì phần màu hồng này chứa nhiều dây thần kinh, có thể chảy máu nếu bạn cắt sâu vào đó. Hãy cắt móng theo chiều của móng, không cắt ngược nhé.
2.1.4. Vệ sinh tai cho mèo
Nếu tai các bé có nhiều bụi bẩn, cặn đen thì bạn nên vệ sinh tai cho chúng. Có thể dùng bọt rửa tai chuyên dành cho mèo; hoặc dùng khăn ẩm, bông gòn sạch để lau tai cho chúng. Nếu tai bé có nhiều ráy tai, bụi bẩn có mùi, có lẫn máu thì bạn nên đưa bé đi khám xem bé có bị nhiễm trùng tai không nhé.
2.1.5. Đánh răng cho mèo Savannah
Các bé nên được đánh răng ít nhất 3 – 5 lần/tuần hoặc tối thiểu 1 lần/tuần. Hãy sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho mèo sẽ giúp bé tránh các bệnh về răng miệng.
2.1.6. Dọn sạch chậu cát cho mèo
Bạn nên dọn sạch sẽ hộp vệ sinh cho mèo. Hãy xúc chất thải của bé đi ngay sau khi bé đi vệ sinh. Thay cát định kỳ khi cát bẩn hay vón cục. Bởi chẳng ai thích chỗ vệ sinh của mình bị bẩn cả. Bạn có thể rửa chậu cát khoảng 10 – 15 ngày rửa 1 lần bằng nước nóng hay xà phòng nhẹ; không nên dùng hóa chất tẩy rửa có chứa chất khử mùi, chất có mùi hương như hương chanh…
2.2. Dinh dưỡng cho các bé mèo savannah
Những bé mèo Savannah khi về nhà mới sẽ chưa quen thức ăn mới, bạn nên hỏi chủ cũ xem đã cho bé ăn thức ăn gì. Sau một thời gian bé quen thì mới đổi thức ăn. Bạn nên chọn thức ăn chất lượng cao, của các hãng uy tín và có nhiều protein vì các bé mèo Savannah rất cần có protein. Đảm bảo cho bé được ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi. Thức ăn nên có thành phần các loại thịt như thịt bò, thịt gà, cá hồi hay thịt bê.
Lượng thức ăn cho bé ăn phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của mỗi bé. Với các bé nhỏ, bạn nên cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, còn bé mèo lớn hơn thì có thể cho ăn 2 lần/ngày. Cung cấp nước sạch cho mèo hàng ngày và dọn rửa bát ăn cho mèo sạch sẽ nhé.
2.3. Tạo chỗ chơi cho các bé
Mèo Savannah rất năng động, nếu bạn nuôi các bé trong chung cư, không có sân chơi riêng thì bạn có thể lắp thêm các trụ cào, nhà cào móng, khu leo trèo cho bé mèo thỏa sức chơi đùa.
Những chú mèo Savannah rất thông minh, bạn có thể cùng chơi các trò chơi với chúng. Nếu bé chưa quen thì đừng trừng phạt hay la mắng mà hãy thưởng khi bé hoàn thành tốt.
Chơi đùa với các bé mèo không chỉ giúp bạn hay chúng xả stress mà còn giúp bạn và chúng tăng tình cảm với nhau. Những đồ chơi bạn có thể chơi cùng chúng như cần câu mèo, bóng tenis, cuộn len, ruy băng, bóng xốp..
2.4. Tạo cho chúng môi trường sống an toàn
Bạn nên cho bé một góc riêng, thoáng mát và ít người qua lại. Đó là nơi mà chúng cảm thấy an toàn nhất. Tránh cho bé vào khu vực nhà bếp. Các bé mèo Savannah rất tò mò, nghịch ngợm; do đó, hãy cất bớt những vật dụng sắc nhọn trong nhà đi nhé.
Đừng để bé tự do ra ngoài, hãy dùng dây xích nếu muốn dắt bé đi dạo. Bạn nên nuôi kín để tránh bé bị bắt mất. Những chú mèo cũng khá nhạy cảm với cây cối. Bạn không nên trồng các cây này trong nhà, bởi nó không tốt với các bé mèo. Đó là cây hoa loa kèn, cây trúc đào, đỗ quyên, violet châu Phi. Những cây an toàn cho mèo như tre, cọ vàng, dương xỉ nút, xương rồng giáng sinh, cọ đuôi ngựa.
3. Chuẩn bị gì trước khi đón mèo Savannah mới về
3.1. Chuẩn bị không gian riêng cho bé mèo
Chuẩn bị một căn phòng nhỏ cho bé mèo hoặc bạn không có phòng nào có thể để cho bé ở trong nhà vệ sinh. Căn phòng này nên là phòng ngủ của bạn, để bé dần làm quen với bạn trước; các thành viên khác làm quen sau. Các bé mới về nhà mới sẽ khá nhát ngay cả con người cũng vậy; do đó, các bé thích có chỗ nấp. Bạn nên cho vào phòng sẵn thức ăn, nước uống và khay vệ sinh để bé thoải mái hơn. Sau khi bạn đi ra ngoài, bạn có thể mở cửa phòng cho bé mèo tự đi khám phá xung quanh.
3.2. Làm quen dần với bé
Bạn có thể thử làm quen bằng cách chơi đùa với chúng bằng cần câu mèo, món đồ chơi có gắn lông vũ. Hãy dành thời gian ở bên chúng để chúng làm quen với sự hiện diện của bạn. Đừng vồ vập là phải bắt bé để bế hay ẵm. Bé quen hơn với bạn rồi thì lúc đó bế, ẵm cũng chưa muộn.
3.3. Tách riêng các bé mèo cũ trong nhà và bé mèo mới
Bé mèo Savannah mới về cần được thoải mái trong không gian mới trước khi làm quen với sự hiện diện của các bé mèo khác. Có thể vài ngày sau đó, bạn hãy nên “giới thiệu’ các bé với nhau. Nên để khoảng 5 ngày sau khi bé về hãng cho các bé gặp mặt với nhau.
3.4. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho các bé
Bạn nên chuẩn bị ổ nằm cho chúng; bát ăn uống; chậu vệ sinh; thức ăn; dọn dẹp những cây có hại cho mèo như đã nhắc trong phần 2. Bạn nên loại bỏ những vật dụng nhỏ như cao su, dây rợ quá dài, đồ chơi nhỏ để tránh bé nuốt phải; chuẩn bị đồ chơi dành cho mèo, sữa tắm, dụng cụ chải lông, vệ sinh răng miệng dành riêng cho mèo.
3.5. Chuẩn bị tinh thần và thời gian
Một bé mèo mới khi trải qua việc chuyển nhà có thể bị căng thẳng nhẹ. Do đó, chúng cần có thời gian làm quen. Chắc chắn lúc này, bạn nên dành thời gian cho chúng nhiều hơn. Điều này sẽ không quá tốn thời gian đâu. Sau đó, chúng sẽ yêu quý bạn hơn bao giờ hết.
Trên đây là những cách chăm sóc mèo Savannah và mẹo để bạn đón các bé về nhà mới. Nếu bạn chưa có bé mèo Savannah nào hay chưa biết mua mèo Savannah ở đâu thì hãy liên hệ RussiCat nhé. Tại RussiCat có bán mèo Savannah tất cả các thế hệ Savannah f1, f2 cho đến Savannah f5, savannah sbt; giá mèo Savannah dao động từ 65 đến hơn 400 triệu đồng. Gọi RussiCat ngay và RussiCat sẽ giúp bạn chọn được bé mèo Savannah ưng ý nhất.
Tham khảo Giá mèo Savannah tại Đây
Chọn các bé mèo Savannah tại Đây
Tư vấn trực tiếp tại:
– Hotline: 0787.175.447
– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trang web: https://meonhapkhau.com
Đón boss chất – gọi ngay Russicat!
RussiCat chuyên cung cấp nhiều giống mèo, chó khác nhau như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo Savannah, Anh lông ngắn, Munchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retriever, chó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp, chó Ngao Nga, Ngao Pháp, Ngao Ý… … với giá cả phù hợp nhất.