Bản năng của chó mẹ là có thể chăm con sau sinh. Tuy nhiên, sau sinh chúng khá yếu và nhiều khi cơ thể không đáp ứng được vì đàn con quá đông; quá trình sinh nở khiến chúng kiệt sức. Vậy ta cần làm gì để chăm sóc chó mẹ sau sinh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng RussiCat nhé.
1. Chuẩn bị trước khi chó mẹ đẻ
1.1. Thăm khám bác sĩ thú y
Bạn nên đưa bé đi khám trước khi đến lúc sinh nở và kiểm tra thể trạng của bé. Khám sức khỏe cho bé cún để xác định bé có dễ sinh sản không, xác nhận tình trạng mang thai của chúng để có biện pháp phòng ngừa lúc sinh sản cho phù hợp.
1.2. Chuẩn bị chỗ đẻ
Hãy chuẩn bị ổ đẻ cho cún ít nhất 1 tuần trước ngày dự sinh. Bé cún cần có không gian riêng, tách biệt và thoải mái nhất để chuẩn bị sinh nở. Bạn nên lót khăn hoặc chăn cho chúng nằm. Mùa hè nên chọn chỗ mát mẻ, thoáng đãng.
1.3. Chuẩn bị thức ăn, nước uống
Thức ăn, nước uống nên được đặt sẵn gần chỗ nằm của chó mẹ; để chó mẹ dễ dàng ăn uống mà không phải rời xa các con.
Chó mẹ mang thai cần thức ăn chất lượng tốt giàu protein, canxi. Bạn nên cho chúng ăn thức ăn của chó con để chó mẹ có đủ chất dinh dưỡng, tiết ra sữa. Chó mẹ nên được ăn thức ăn dành cho chó con cho đến khi chó con được cai sữa.
2. Theo dõi sức khỏe chó mẹ sau khi sinh
2.1. Giúp đỡ chó mẹ khi sinh nở
Nếu sự có mặt của bạn không khiến cho chó mẹ hoảng sợ thì bạn nên ở bên chúng khi chúng sinh con. Khi chó mẹ gần đến ngày sinh, bạn nên tạo thói quen đến thăm chó ngay khi vừa thức dậy. Điều này phòng trưởng hợp chó mẹ sinh con ra giữa đêm, khi bạn còn đang ngủ.
Thông thường, sau khi chó con ra đời khoảng 1 – 2 phút; chó mẹ sẽ xé lớp màng bọc bên ngoài và liếm sạch cho chó con. Nếu quá thời gian này, chó mẹ vẫn chưa thực hiện xé lớp màng bọc đó thì bạn nên hỗ trợ. Hãy bóc lớp màng đó cho chó con, tích cực xoa cho chó con khô để kích thích hô hấp cho chúng. Nếu cần, bạn có thể buộc dây rốn cách rốn chó khoảng 2,5cm và cắt bằng kéo sạch.
Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, đeo găng tay, sát trùng và các vật dụng khăn, kéo cần được sạch sẽ.
2.2. Đảm bảo chó con được bú mẹ
Chó con sẽ bú mẹ trong vòng 1 – 3 tiếng sau sinh. Bạn có thể hỗ trợ nếu chó con không tìm thấy sữa bằng cách đặt chó con lên đầu vú chó mẹ và nặn bầu sữa để tiết ra sữa, kích thích chó con tìm bú mẹ. Nếu chó con không chịu bú hay chó mẹ không cho bú thì bạn nên kiểm tra xem miệng chó con có vấn đề không. Bạn nên hỏi bác sĩ thú y khi thấy lo ngại về vấn đề này. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó con bú bằng ống hoặc bình sữa với sữa công thức cho chó nếu bé chó không bú được hay không khỏe.
2.3. Đếm số lượng cún và đừng dọn nhau thai
Đếm số lượng cún giúp bạn kiểm soát và chăm các bé được tốt hơn. Bạn cũng không nên dọn nhau thai vì chó mẹ có thể sẽ muốn ăn nhau thai đó. Vì chó mẹ đang cần lấy lại chất dinh dưỡng từ nhau thai đó. Nếu chó mẹ không ăn thì bạn hãy vứt bỏ nhau thai đó.
2.4. Giữ ấm khu chó nằm
Cơ thể các bé vừa sinh ra chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt nên cần được giữ ấm. Những ngày sau sinh, các bé cần được sống trong nhiệt độ ổn định khoảng 30 độ C, sau đó, bạn có thể hạ xuống còn 24 – 26,5 độ C. Bạn có thể sưởi ấm cho chúng bằng đèn sưởi trong góc, nếu chó con bị lạnh, chúng sẽ không cử động nhiều. Bạn nên kiểm tra thường xuyên ổ đẻ để chắc chắn các bé con được mẹ sưởi ấm nhé.
2.5. Khám sức khỏe chó mẹ và chó con
Sau khi chó mẹ và chó con đã ổn định, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ hoặc có bác sĩ khám tại nhà để biết rằng các bé vẫn ổn và phát triển bình thường.
2.6. Tránh để các chú chó khác hay mèo khác đến gần chó mẹ và chó con
Nếu trong nhà có chó bố hay những con vật khác, bạn nên tách riêng chúng để chó mẹ và chó con có không gian riêng. Điều này tránh việc chó mẹ trở nên hung dữ để bảo vệ bầy con vì bản năng của chúng. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho lũ trẻ quấy rầy chó mẹ và chó con vì chúng cũng thể hiện bản năng bảo vệ con của mình ngay cả trước con người.
2.7. Không tắm cho chó mẹ ngay sau sinh
Trừ khi chó mẹ quá lấm bẩn hoặc bạn chỉ nên lau bằng khăn ẩm thì hãy chờ vài tuần rồi hãng tắm cho chó mẹ và nên tắm bằng dầu yến mạch dịu nhẹ cho chó. Hãy xả sạch nước để tránh cho chó con tiếp xúc trực tiếp với lượng xà phòng dư khi bạn tắm cho chó mẹ.
3. Chăm sóc chó mẹ sau sinh
3.1. Cho chó ăn mẹ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Bạn nên cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con cho đến khi chó con cai sữa. Cho chó mẹ ăn theo ý muốn của nó. Chó mẹ lúc này sẽ ăn lượng thức ăn gấp đôi bình thường. Bạn đừng lo vì chúng ăn nhiều. Trong khoảng 24 – 48 giờ sau sinh, có thể chó mẹ sẽ không ăn gì nhiều.
3.2. Không tự ý trộn canxi vào thức ăn cho chó mẹ
Bạn không nên tự bổ sung canxi vào chế độ ăn của chó mẹ mà không có ý kiến của bác sĩ. Bởi nạp quá nhiều canxi khiến chó mẹ có thể mắc bệnh sốt sữa. Bệnh sốt sữa xảy ra do mức can-xi trong máu hạ xuống đáng kể và thường xảy ra vào 2-3 tuần sau khi bắt đầu cho chó con bú. Khi này, cơ bắp của chó mẹ bắt đầu căng cứng và có thể run rẩy. Để lâu sẽ dẫn đến co giật do canxi trong máu hạ xuống quá thấp. Bạn nên đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ.
3.3. Không nên dắt chúng đi vệ sinh quá lâu, quá nhiều lần
Từ 2 – 4 tuần đầu, chó mẹ sẽ không muốn rời xa con quá lâu, bạn chỉ nên dắt chó mẹ đi vệ sinh trong khoảng 5 – 10 phút. Chúng sẽ không muốn rời xa đàn con và cần ở gần để giữ ấm cho chúng.
3.4. Tỉa bớt lông nếu lông chó mẹ quá dài
Chó mẹ là giống chó lông dài thì bạn nên cắt tỉa lông xung quanh đuôi, hai chân sau và gần tuyến vú để giữ sạch khu vực chó con vừa chào đời và tránh viêm nhiễm.
3.5. Kiểm tra vú của chó mẹ hàng ngày
Kiểm tra tuyến vú hàng ngày giúp nhanh phát hiện nhanh chóng chó mẹ có bị viêm vú không. Nếu bạn thấy tuyến vú chó mẹ chuyển màu rất đỏ (hay tím), bị cứng, nóng hoặc đau thì chắc chắn là tuyến vú vấn đề. Viêm vú nếu trầm trọng có thể gây tử vong cho chó mẹ. Lúc này, chắc chắn chó mẹ cần được chữa trị phù hợp.
3.6. Kiểm tra dịch tiết âm đạo chó mẹ
Dịch tiết sau sinh của chó mẹ có thể kéo dài đến khoảng 8 tuần sau sinh. Dịch tiết này có thể có màu nâu đỏ và chảy thành dây, đôi khi có mùi hôi nhẹ.
Tuy nhiên, nếu dịch tiết có màu vàng, xanh, xám, hoặc có mùi hôi, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y. Có thể chó mẹ bị nhiễm trùng trong tử cung.
4. Chăm sóc chó con
4.1. Theo dõi chó con khi còn bú mẹ
Bạn nên chắc chắn rằng chó con bú mẹ vài tiếng/lần trong vài tuần đầu tiên. Chúng sẽ bú khoảng 2 – 4 tiếng/lần. Chó con đủ sữa sẽ ngủ ngoan, nếu kêu nhiều, có thể do chúng đói, thiếu chất dinh dưỡng. Bạn để ý bé cún có chiếc bụng béo tròn, lông mượt là chúng đang khỏe mạnh, được chăm sóc tốt.
Cân chúng hàng ngày để biết tình trạng cân nặng. Đừng bỏ qua những bé gầy gò, thụ động. Có thể chính bé đó đang cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
4.2. Theo dõi chó con khi có dấu hiệu bất thường
Những chú chó con bé hơn các bé khác, gầy gò, chậm chạp thì bạn nên chăm sóc riêng hay đưa chúng đi khám để có phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.
4.3. Dọn dẹp sạch sẽ ổ nằm cho đàn chó
Khi các bé chó con lớn dần thì ổ nằm của chúng cũng bẩn hơn. Bạn nên vệ sinh cho chúng ít nhất 2 – 3 lần/ngày để chỗ nằm luôn khô thoáng, sạch sẽ.
4.4. Giao tiếp với chó con
Chó con cũng cần được học cách giao tiếp, hãy vuốt ve chúng, bế chúng vài lần trong tay. Bạn nên cho các bé làm quen với sự đụng chạm trên toàn bộ cơ thể, để chúng không lạ lẫm khi lớn lên.
4.5. Cho chó con được ở với chó mẹ ít nhất 8 tuần tuổi
Nếu bạn muốn bán hay cho chó con đi, bạn nên chờ chúng đủ ít nhất 2 tháng tuổi. Bởi lúc này bé mới bắt đầu cai sữa và hoàn thiện bản thân. Chúng cũng cần được học các kỹ năng sống của cún mẹ. Bạn nên cho bé tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun định kỳ để bé có một sức khỏe tốt.
Nếu bạn sẵn sàng muốn chào đón những đàn con sinh, muốn đón cho mình bé chó thuần chủng thì hãy liên hệ RussiCat ngay nhé. RussiCat chuyên cung cấp nhiều giống mèo, chó khác nhau như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo Savannah, Anh lông ngắn, Munchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retriever, chó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp, chó Ngao Nga, Ngao Pháp, Ngao Ý… … với giá cả phù hợp nhất.
Tư vấn trực tiếp tại:
– Hotline: 0787.175.447
– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trang web: https://meonhapkhau.com
Đón boss chất – gọi ngay Russicat!