RussiCat

CÁCH NHẬN BIẾT MÈO ỐM

Cách nhận biết mèo ốm

Những chú mèo năng động bỗng một ngày nào đó trở nên lầm lì hay những bé bình thường ít đã ít chạy nhảy, nay lại trốn đi đâu mất. Có thể lúc này, sức khỏe các bé đã gặp phải một vài vấn đề. Vậy cách nhận biết mèo ốm là gì? Hãy tham khảo những cách dưới đây nhé.

1. Quan sát hành vi và hình dáng bên ngoài của mèo

1.1. Chú ý thời gian ngủ của mèo

Cách nhận biết mèo ốm
Cách nhận biết mèo ốm – chú ý thời gian ngủ của mèo

Những chú mèo khi mắc bệnh sẽ ngủ nhiều hơn. Ngay cả khi chúng không có các dấu hiệu nôn mửa, sưng, phù nề, chán ăn, tiêu chảy thì bạn vẫn nên chú ý đến chúng nếu chúng ngủ nhiều. Khi những dấu hiệu này xuất hiện thì hãy đưa chúng đến khám bác sĩ thú y. Nếu bé ngủ nhiều mà không kèm các triệu chứng khác, bạn nên theo dõi chúng trong 24 giờ (bạn lo lắng thì hãy đưa chúng đi khám trước).

1.2. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể mèo

Bạn có thể dùng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ cơ thể chúng. Bé không thoải mái với điều này thì bạn có thể bỏ qua và để cho bác sĩ thực hiện.
Nhiệt độ của các bé là bình thường khi ở trong khoảng 37,5 – 39,2 độ C. Nếu nhiệt độ các bé trên 39,2 độ C là tăng cao và từ 39,5 độ C là sốt. Khi sốt, các bé sẽ bỏ bữa, lông xù xì, rối; mũi và tai khô, ấm. 

1.3. Thói quen đi vệ sinh

Cách nhận biết mèo ốm
Cách nhận biết mèo ốm – thói quen đi vệ sinh

Hãy chú ý đến tần suất đi vệ sinh của các bé. Kiểm tra khi chúng đi vệ sinh, nước tiểu có máu hay có dịch nhầy hay bình thường, phân lỏng hay cứng, phân dính máu. Để ý xem các bé có bị khó tiểu không, đi nhiều lần vẫn không đi được. 

Những chú mèo đực dễ gặp các vấn đề về đường tiết niệu. Dấu hiệu nhận biết là đi vệ sinh thường xuyên, hay ngồi xổm bên ngoài khay vệ sinh. Chúng có thể ngồi xổm hoặc nhổm lên vài phút rồi lại đi bình thường, hành động này có thể lặp đi lặp lại. Bạn nên xem chúng có tiểu được không hay nước tiểu có dính máu hay không.

1.4. Thói quen ăn uống của chúng

Khi quan sát mà bạn nhận thấy chúng ăn ít hơn hoặc nhiều hơn mức bình thường thì có thể chúng đã gặp vấn đề. Nếu chúng bỏ ăn cả ngày có thể do chúng buồn nôn, thận có vấn đề hay đơn giản chỉ là chúng đã “oánh chén” thức ăn của nhà khác. Chúng bỏ ăn quá 1 ngày thì bạn nên theo dõi thêm cùng các dấu hiệu khác và đưa đến bác sĩ thú y.

1.5. Mèo bị mất nước, uống nhiều nước

Bạn cần chú ý đến hành vi uống nhiều nước ở mèo, lượng nước nạp vào sẽ tương đương với thể trạng và lượng thức ăn chúng ăn như đồ khô, đồ ướt hay dạng lỏng. Nhiều bệnh gây nên tình trạng khát nước cực độ như viêm thận, tiểu đường, tuyến giáp hoạt động quá mức.

Bạn có thể kiểm tra việc chúng có bị mất nước không bằng cách túm phần da gáy cổ (túm nhẹ) và nhấc lên, sau đó thả ra; Nếu vùng da đó trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức thì chúng vẫn đủ nước, còn không thì cơ thể chúng đang bị mất nước, bạn nên đưa chúng đi khám ngay.

1.6. Cân nặng và hình dáng của mèo 

Việc mèo sút cân đột ngột hay thậm chí từ từ cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh nào đó trừ khi bạn cố giảm cân cho chúng. Bạn có thể cân mèo 1 lần/tuần để theo dõi. Nếu bé sút cân không lý do hãy đưa chúng đi khám ngay.

Một số bệnh không làm giảm cân nhưng có thể khiến hình dạng cơ thể chúng thay đổi. Với những bệnh như ung thư vùng bụng, bệnh tim thì bạn có thể cảm nhận phần xương sống, xương sườn của chúng dễ hơn; vùng bụng thì phình ra bất thường.

1.7. Quan sát lông của mèo

Khi mèo ốm, chúng thường không đủ sức chải chuốt cho bộ lông của mình. Do đó, bộ lông sẽ thô ráp, xù xì. Khi chúng căng thẳng cũng sẽ dễ bị rụng lông. Hay lông rụng cả mảng do nấm, ghẻ, bọ chét cắn…

2. Phát hiện sớm các triệu chứng

2.1. Mèo nôn mửa

Cách nhận biết mèo ốm
Cách nhận biết mèo ốm – để ý khi chúng nôn mửa

Mèo nôn nhiều lần trong ngày, cảm thấy mệt mỏi thì chắc chắn bé bị bệnh. Đa số các bé mèo có thói quen nôn mửa (1-2 lần/tuần) để thanh lọc cơ thể. Khi đó, bạn sẽ không quá lo lắng nếu chúng vẫn linh hoạt, nhanh nhẹn, ăn uống đầy đủ.

2.2. Mèo đi ngoài phân lỏng

Phân mèo bình thường có hình dạng trụ tròn như xúc xích. Bé mèo tiêu chảy, phân lỏng là dấu hiệu không tốt chút nào. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, bạn có thể quan sát trong một ngày để xem có phải do chúng ăn gì không. Tuy nhiên, nếu chúng nôn mửa, bỏ ăn, tiêu chảy, lờ đờ hay những dấu hiệu khác kèm theo thì bạn nên đưa đi khám ngay.

2.3. Mức độ hoạt động, nhanh nhạy của chúng

Chúng thiếu năng lượng, hôn mê thì đó có thể là do chúng đau đớn, khó thở, sốt. Nếu chúng ì ạch suốt cả ngày, ngoài thời gian thức bình thường chúng vẫn chạy nhảy thì bạn nên quan sát thêm.

2.4. Vấn đề hô hấp của mèo

Mèo thở nhanh, thở nông hay thở bằng miệng thì bạn nên đưa đi khám. Chúng có thể thở gấp, gồng bụng lên. Đôi khi, có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa tiếng “rừ rừ” thích thú và tiếng thở của mèo. Hãy đếm thử nhịp thở của chúng; nhịp thở bình thường ở mèo là  20 – 30 nhịp/phút và sẽ thấp hơn khi chúng cảm thấy thư giãn.

2.5. Hiện tượng mất phương hướng, nghiêng đầu

Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh, viêm tai. Mèo rất nhanh nhẹn và linh hoạt. Chúng luôn có dáng đi uyển chuyển như đang “catwalk”. Do đó, khi các bé đi lại mất phương hướng, đầu nghiêng về một bên hay đi không tự chủ thì chắc chắn bé đang ốm. Các bệnh liên quan như u não, huyết áp cao, đột quỵ.

2.6. Phát hiện khối u bằng cách chải lông

Những cục u trên người mèo sẽ bình thường khi không bị chảy nước, mềm hay có mùi hôi từ vết xước nhiễm trùng… thì bạn nên đi khám ngay, chúng có thể bị nhiễm độc máu.

2.7. Dấu hiệu trên mắt mèo

Bạn nên kiểm tra mắt và mũi xem có dịch tiết nhiều không. Nếu mắt chúng như đang khóc thì bé có thể bị dị ứng hay viêm xoang. Nếu mắt có chất nhầy, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, hôn mê thì có thể bé bị suy giảm chức năng thận. Kiểm tra đồng tử của mèo có giãn không vì có một số bệnh lý liên quan đến vấn đề này.

2.8. Quan sát miệng mèo

Bạn nên xem nướu răng chúng có thay đổi gì không, nướu đen hay nhạt màu thì có thể chúng đã mắc bệnh. Có thể ngửi thử hơi thở để biết thêm nếu chúng có mùi lạ mà không phải do thức ăn thì có thể bé đã mắc bệnh.

3. Một số dấu hiệu bệnh hay gặp ở mèo

3.1. Mèo có bọ chét

Cách nhận biết mèo ôm
Cách nhận biết mèo ốm – mèo có bọ chét

Dấu hiệu gãi liên tục. Khi đó, hãy dùng lược răng khít chải lông cho chúng tìm kĩ các đốm nhỏ màu nâu, đen di chuyển nhanh ở cổ và tai mèo. Hoặc bạn chải lông chúng trên miếng giấy trắng. Khi đó cần mua thuốc về nhỏ cho chúng, tắm táp và vệ sinh nơi ở sạch sẽ.

3.2. Dấu hiệu có dị vật ở dạ dày

Mèo có thể ho khan, nôn mửa, chán ăn hay hơi thở có mùi. Có thể trong dạ dày có nhiều lông của chúng gây tắc ruột hay ảnh hưởng đến sức khỏe bé mèo. Hãy chải lông cho chúng hàng ngày hay dùng các sản phẩm chức năng tiêu búi lông cho các bé. Nghiêm trọng hơn khi dạ dày chúng không mắc lông mà có những vật dụng khác trong nhà. Nghi ngại về vấn đề này, bạn nên đưa chúng đến bệnh viện ngay.

3.3. Dấu hiệu tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh cường giáp

Bé có các triệu chứng như khát nước, sút cân nhanh, cáu kỉnh, hay nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đưa bé đi khám ngay. Bệnh cường giáp thường xảy ra ở mèo trưởng thành và mèo già, ít xảy ra ở mèo nhỏ.

3.4. Bệnh tiểu đường ở mèo

Triệu chứng bao gồm nôn mửa, mất nước, hơi thở không bình thường,đuối sức, chán ăn, khát nước và đi tiểu nhiều, sút cân và bộ lông bù xù. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.

3.5. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở mèo

Bé có dấu hiệu như tiểu khó và thường xuyên, chán ăn, bơ phờ, có máu trong nước tiểu, hoặc liếm bộ phận sinh dục liên tục. Bệnh này khiến chúng rất đau đớn và có thể gây tử vong.

Tóm lại, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Mèo trở nên cáu gắt, muốn ở một mình, ít hào hứng…thì bé có thể đang bệnh
  • Triệu chứng trên cơ thể (như là nôn mửa hoặc tiêu chảy) và ghi nhớ tần suất xảy ra. Bạn có thể chụp ảnh tình trạng bệnh hoặc tiêu chảy để bác sĩ dễ dàng khám và chữa bệnh hơn.
  • Mèo ẩn nấp trong khu vực kín khi mà chúng thường ở vị trí thông thoáng khác, thì đây có thể là dấu hiệu mèo đang đau đớn.

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Do đó, bạn nên quan tâm đến các bé nhiều hơn. Nếu bạn đã sẵn sàng chăm sóc thêm các bé hay lần đầu nuôi mèo thì đừng quá lo lắng, RussiCat sẽ tư vấn giúp bạn. Giúp bạn chọn được bé phù hợp nhất, giá cả tốt nhất, đẹp nhất, nhập khẩu từ Nga và đầy đủ giấy tờ.

RussiCat chuyên cung cấp nhiều giống mèo, chó khác nhau như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo SavannahAnh lông ngắnMunchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retrieverchó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp, chó Ngao Nga, Ngao Pháp, Ngao Ý… … với giá cả phù hợp nhất.

RussiCat - Chuyên order vận chuyển chó mèo từ Nga
RussiCat – Chuyên order vận chuyển chó mèo từ Nga

Đón boss chất – gọi ngay Russicat!

– Hotline: 0787.175.447

– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

– Trang web:  https://meonhapkhau.com/

Trả lời
Về chúng tôi

RussiCat chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga-Việt-Philippines-Indonesia-Malaysia.
Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Liên hệ
Map