Những chú mèo tưởng chừng như không quan tâm đến thế giới xung quanh. Tuy nhiên, chúng nhiều lúc lại rất nhạy cảm. Khi bị kích động, chúng sẽ gầm gừ, kêu gào, chạy điên cuồng quanh nhà để tìm chỗ ẩn nấp. Những lúc này, chắc chắn bạn sẽ không nỡ nhìn chúng như vậy. Làm sao để giúp các bé lấy lại tinh thần, RussiCat sẽ giúp bạn trấn an chúng theo hai phương pháp sau:
1. Trấn an mèo bằng cách tiếp cận khi chúng
Với phương pháp này, bạn cần chú ý các bước sau để trấn an mèo hiệu quả.
1.1. Chuẩn bị trước khi bắt đầu
Khi bạn bắt đầu tiếp cận chúng trong lúc chúng đang lo sợ, kích động; chắc chắn, bạn sẽ dễ bị chúng cào, cắn. Do đó, bạn cần trang bị cho bản thân tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hầu hết các bé mèo khi bị kích động cần được ở một mình thay vì ta bế ẵm, âu yếm chúng. Nếu trong trường hợp thực sự cần thiết, bạn mới nên áp dụng phương pháp này.
Mèo khi hoảng loạn sẽ kích động, cào cắn không tự chủ. Tất cả bởi vì chúng sợ hãi và lo lắng. Đừng trách móc các bé bởi chúng chúng bị như thế này là do nhiều nguyên nhân khách quan. Lúc này, bạn cần tiếp cận chúng một cách cẩn thận. Thận trọng đi lại gần các bé (nên mặc quần áo dài để tránh bị cào). Nếu bạn muốn bắt mèo ngay lúc đó hãy chuẩn bị khăn. Đừng quát tháo, to tiếng hay có hành động khác lạ tạo ra tiếng động mạnh.
1.2. Trấn an mèo bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và hành động chậm rãi
Bạn hãy từ từ gọi tên chúng, nói đơn giản để giúp chúng bình tĩnh như: ngoan nào, bình tĩnh nào XX. Sau đó, ngồi yên và chờ chúng một chút để chúng ổn định lại. Điều này khiến chúng nghĩ rằng mình không còn bị đe dọa.
Bạn nên hạ tông giọng nói chuyện của mình xuống, nói nhỏ hơn; hoặc bạn có thể hát bài gì đó nhỏ và chậm rãi hay nói chuyện thì thầm; mở chương trình gì đó trên tivi để đánh lạc hướng của chúng.
1.3. Nhử các bé tiến lại gần
Thức ăn lúc này vô cùng hiệu quả, nếu chúng còn bất an. Bạn nên cho chúng ăn đồ ăn mềm như pate hay súp thường mà chúng thích. Điều này, sẽ giúp chúng tạm quên đi việc đang sợ hãi.
Sau khi các bé tiến lại gần hãy cho chúng leo lên cao. Tốt hơn hết, bạn nên để đồ ăn nhử chúng lên cao. Ở trên cao chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn vì có thể quan sát xung quanh.
1.4. Để mèo ở riêng nếu chúng vẫn còn cảm thấy lo lắng
Nếu chúng vẫn sợ hãi, bạn nên đưa chúng ở trong phòng kín, để chúng tự trấn tĩnh lại. hãy đóng hết cửa, hạ rèm cửa để chúng không thể nhìn ra ngoài. Đừng nên có bất cứ loài vật nào ở cùng; môi trường yên tĩnh giúp chúng giảm căng thẳng nhanh chóng.
Chắc chắn khi sợ hãi bạn sẽ khó mà bế chúng đi được. Để đưa chúng vào phòng khác, hãy dùng khăn bọc quanh người chúng, để lại phần đầu, sau đó đưa chúng vào phòng kèm theo khay vệ sinh, đồ ăn.
2. Trấn an chúng bằng biện pháp lâu dài hữu hiệu
Khi kích động, tốt hơn hết bạn nên để các bé được yên để chúng bình tĩnh trở lại. Sau đó, hãy thực hiện các biện pháp sau để giải quyết triệt để tình trạng này.
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân chúng bị kích động
Lúc này, bạn cần xác định yếu tố nào khiến cho bé mèo trở nên như vậy? Điều này xảy ra có nhiều lần không. Nếu kích động do khách lạ đến nhà; bạn có thể đưa bé vào phòng kín để chúng được thoải mái hơn. Nếu do có mèo hoang quanh nhà, bạn có thể xua đuổi tạm thời các bé đó. Nếu tình trạng diễn ra nhiều lần hơn do tiếng xe cộ, con vật khác…thì bạn có thể dạy chúng cách đối mặt với các tình huống đó.
2.2. Sử dụng Pheromone để trấn an mèo
Pheromone là chất tiết ra từ các tuyến của cơ thể mèo, bao gồm: mặt, chân, lưng và đuôi để giao tiếp với những con mèo khác. Bạn có thể dùng chính những đồ vật quanh bé mèo như vòng cổ, khăn…để trấn an chúng khi chúng sợ hãi.
2.3. Trấn an mèo bằng hương liệu
Bạn không cần phải dùng thuốc để trấn an chúng khi lo lắng, căng thẳng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu, hỗn hợp thảo dược để tái tạo pheromone. Bạn cũng có thể tìm mua những sản phẩm có pheromone để chúng bình tĩnh, tránh hoảng loạn khi di chuyển xa, chuyển nhà, đi khám thú y…
Hay cho chúng ăn thực phẩm bổ sung giảm căng thẳng lo âu.
Ngoài ra, bạn có thể bọc chúng bằng áo bọc thư giãn, khăn để giúp các bé bình tĩnh hơn. Để biết chúng phù hợp với phương pháp nào, hãy thử nghiệm nhiều lần khác nhau trên chúng.
2.4. Sử dụng thuốc tạm thời (cần cân nhắc)
Trường hợp dùng thuốc này bạn nên tham khảo các bác sĩ; cần được kê theo đơn và các bé phải đủ sức khỏe để dung nạp được thuốc. Điều này sẽ giúp chống lại sự căng thẳng, lo âu nhanh chóng. Bạn có thể cho mèo dùng thuốc tạm thời khi di chuyển trên xe hoặc gặp gỡ nhiều người. Không phải bé mèo nào cũng đều phản ứng tốt với một loại thuốc, nên hãy cân nhắc và thử nghiệm với các bác sĩ thú y.
Có nhiều loại thuốc an thần sử dụng cho mèo. Chúng đều có tác dụng phụ và đòi hỏi bạn phải cẩn trọng khi dùng cho mèo bị bệnh thận, tim, và tiểu đường. Chỉ có bác sĩ thú y mới có thể tư vấn loại thuốc phù hợp cho mèo của bạn. Thuốc an thần dành cho mèo:
- Benzodiazepine: Một số thuốc bao gồm alprazolam, midazolam, và lorazepam. Đây là những loại thuốc hay dùng cho mèo. Chúng có tác dụng khắc phục nhanh tình trạng sợ hãi và lo âu tác động lên phần não giống như rượu bia ảnh hưởng đến con người. Lưu ý: KHÔNG BAO GIỜ cho mèo uống rượu bia.
- SARI: Trazodone là một loại thuốc nằm trong nhóm này. Chúng có tác dụng giảm lo âu nhanh chóng.
- Clonidine và gabapentin: Hai loại này có tác dụng an thần và chống lo âu ở động vật, bao gồm loài mèo.
- Chlorpheniramine và Benadryl là thuốc chữa dị ứng và cảm lạnh dùng để an thần ở mèo.
- Phenobarbital là thuốc an thần khác dùng cho mèo
2.5. Dùng thuốc lâu dài (cân nhắc)
Đối với những bé liên tục rơi vào tình trạng lo âu. Những bé căng thẳng cực độ, phương pháp dùng thuốc lâu dài, có thể là vài tháng đến vài năm, sẽ giúp cho cuộc sống của các bé được thoải mái hơn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc khi sử dụng và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những thuốc này bao gồm: Amitriptyline (thuốc chống trầm cảm dành cho động vật bị căng thẳng), Buspirone Hydrochloride (khắc phục nỗi ám ảnh, chẳng hạn như sợ người mặc đồng phục hoặc sấm sét), Clomipramine (Clomicalm), và Fluoxetine (Reconcile, Prozac).
Để thuốc có tác dụng hiệu quả, chúng cần phải “tích lũy” trong cơ thể của mèo, vì thế phải mất 6 tuần mới xác định được tác dụng của chúng lên vật nuôi.
Ngoài ra, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột, nếu không, điều này sẽ gây ra tác dụng nghiêm trọng. Giải pháp tốt nhất là giảm dần liều thuốc để cơ thể điều chỉnh phù hợp.
3. Chú ý chung
- Không mang vật nuôi khác vào phòng, vì điều này có thể khiến mèo căng thẳng hơn.
- Nếu bạn tiếp cận mèo và chúng kêu rít lên và/hoặc cong lưng lại, bạn nên lùi lại thật chậm và tìm cách khác
- Hãy kiên trì và thư giãn bởi lâu dần các bé sẽ khiến bạn khá mệt mỏi.
- Nếu mèo chạy trốn và ẩn nấp, bạn nên để chúng yên để tự hồi phục.
- Ngồi theo góc 45 – 90 độ so với mèo. Tư thế này ít gây đe dọa và gây hấn, và giúp cho mèo biết rằng chúng có thể chạy đi.
- Đặt thức ăn cách xa mèo và lùi lại để chúng cảm thấy có thể di chuyển tự do.
- Không vuốt ve mèo đang bị kích động. Thay vào đó, bạn nên để chúng một mình cho đến khi trấn tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể âu yếm và thể hiện sự yêu thương với chúng.
- Mèo có thể bị kích động và tức giận khi thường xuyên bị bắt nạt và đụng chạm. Hãy chăm sóc mèo như con mình. Yêu thương và quan tâm chúng. Không nên tùy tiện vì mèo cũng là sinh vật sống.
- Nếu mèo thường hay sợ hãi, bạn nên mở nhạc cổ điển êm dịu với âm lượng nhỏ trong nhà.
- Không nên phát ra tiếng suỵt với mèo vì âm thanh này tựa như tiếng rít có thể khiến mèo khó chịu và căng thẳng hơn.
Trên đây là những hướng dẫn bạn có thể tham khảo để giúp các bé bình tĩnh, thoải mái hơn. Nếu bạn chưa nuôi bé mèo nào và đang tìm hiểu thì có thể tham khảo thêm các bé mèo tại ĐÂY.
RussiCat chuyên cung cấp các giống mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo Savannah, Anh lông ngắn, Munchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retriever, chó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp… … với giá cả phù hợp nhất.
Đón boss chất – gọi ngay Russicat!
– Hotline: 0787.175.447
– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Website: https://meonhapkhau.com/
– Fanpage: Russicat – Order, vận chuyển chó mèo từ Nga